Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 14/6/2018

Bản tin chiều 14/6/18

Giá dầu giảm trong phiên sáng nay, bởi sản lượng đang tăng, mặc dù nhu cầu mạnh và dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm đã hỗ trợ phần nào cho thị trường.

Dầu thô Brent giao tháng 8 ở mức 76,42 USD/thùng, giảm 32 cent so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI giao tháng 7 là 66,56 USD/thùng, giảm 8 cent.

Giá bị kéo giảm bởi một đợt tăng sản lượng dầu thô khác của Mỹ, đạt kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày trong tuần trước, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gần 30% trong hai năm qua, và hiện nay gần với mức của nhà sản xuất hàng đầu thế giới Nga.

Nhưng sản lượng đang tăng trong bối cảnh nhu cầu mạnh, điều này đã giúp ngăn giá dầu thô giảm sâu hơn.

Nhu cầu xăng của Mỹ tăng lên mức cao lịch sử 9,88 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Một phần do nhu cầu mạnh, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,1 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 8/6, xuống 432,4 triệu thùng.

Sự tăng vọt trong sản lượng của Mỹ đã gây áp lực cho các nhà sản xuất khác, những người đang mất thị phần. Sản lượng của Nga và Saudi Arabia được cắt giảm tự nguyện kể từ đầu năm 2017, khi OPEC cùng với một số nhà sản xuất khác ngoài OPEC tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng nhằm hỗ trợ giá.

Với dầu Brent đã tăng khoảng 180% so với mức thấp năm 2016 và nhu cầu mạnh, OPEC và Nga có thể sớm kết thúc việc cắt giảm tự nguyện này.

OPEC cùng với Nga sẽ chính thức nhóm họp tại Vienana vào ngày 22/6 để bàn luận về chính sách sản lượng của họ.

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley cho biết OPEC và các đối tác của họ phần lớn đã đạt được mục tiêu đã nêu về tái cân bằng thị trường dầu mỏ.

Saudi Arabia và Nga cũng sẽ có cơ hội đàm phán trước cuộc họp tại Vienna. Hai nước này sẽ mở màn cúp bóng đá thế giới, bắt đầu tối nay tại Nga. Ngân hàng ANZ cho biết các Bộ trưởng của hai nhà sản xuất này có kế hoạch thảo luận về vấn đề này trong trận cúp bóng đá thế giới giữa hai nước vào tối nay.

Dự báo

Thị trường dầu đang tập trung vào cuộc họp sắp tới của OPEC, sẽ được tổ chức tại Vienna vào ngày 22 và 23 tháng 6. Khả năng OPEC sẽ tuyên bố tiếp tục tuân thủ thỏa thuận cắt giảm 1.8 triệu thùng/ngày, nhưng điều đó được ngầm hiểu là OPEC+ sẽ tăng thêm sản lượng vì nhóm này đang cắt giảm vượt mức hạn ngạch. Do đó, cho dù quyết định sau cuộc họp có ngụ ý là tăng sản lượng thì phản ứng giá dầu cũng sẽ không quá tiêu cực, khi mà mức tăng thêm được cho là sẽ bù lại sản lượng bị sụt giảm ở Venezuela và Iran.

Vì vậy, giá dầu WTI sau kỳ họp OPEC sẽ không có sự thay đổi nhiều và nằm trong khoảng 65-67, song có một vài phiên giá sẽ vượt ngoài phạm vi này.

Bản tin sáng ngày 14/6/2018

Giá dầu thô WTI tăng nhẹ hôm thứ Tư khi dữ liệu cho thấy nguồn cung dầu thô lớn của Mỹ giảm mạnh bất chấp sự gia tăng sản lượng.
Trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange WTI giao tháng 7 tăng 28 cent lên mức 66,64 USD/thùng, trong khi trên sàn giao dịch ICE London, Brent tăng 86 cent lên mức 76,74 USD/thùng.
Các kho dự trữ dầu thô Mỹ giảm 4,43 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 8 tháng 6, cao hơn mức ước tính giảm là 1,440 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Sự giảm mạnh trong nguồn cung dầu thô là do nhập khẩu giảm, trong khi chênh lệch giá mở rộng giữa giá dầu Brent và WTI đã khuyến khích các nhà xuất khẩu Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhập khẩu dầu thô giảm 247.000 thùng/ngày trong tuần trước xuống còn 8,1 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu tăng 300.000 thùng/ngày. Sự gia tăng 3% trong hoạt động lọc dầu, đã chứng kiến hàng tồn kho sản phẩm như xăng và nhiên liệu chưng cất giảm mạnh, làm cơ sở cho nguồn cung dầu thô giảm.
Các kho dự trữ xăng - một trong những sản phẩm mà dầu thô tinh chế thành - giảm 2,271 triệu thùng, so với dự đoán tăng 0,443 triệu thùng, trong khi nguồn cung nhiên liệu chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu nóng - bất ngờ giảm 2,101 triệu thùng thùng, so với dự đoán tăng 0,200 triệu thùng.
Dự trữ xăng bất ngờ giảm được hỗ trợ bởi nhu cầu xăng dầu của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục 9,88 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu nội địa của Mỹ, trong khi đó, tiếp tục mở rộng tăng 0,1 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày, theo số liệu EIA sơ bộ, củng cố vị trí của Mỹ là nước sản xuất dầu lớn thứ hai sau Nga.
Sự gia tăng sản lượng của Mỹ đến vào thời điểm hai nhà sản xuất lớn nhất thế giới - Nga và Saudi Arabia tăng sản lượng, khiến các nhà đầu tư lo ngại các nhà sản xuất dầu mỏ lớn sẽ tiếp tục mở rộng sản lượng để bù đắp nguồn cung giảm từ Venezuela và Iran.
Những lo ngại này càng trầm trọng hơn sau khi sản lượng ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) từ Venezuela và Iran có thể giảm 1,5 triệu một ngày trong năm tới so với mức hiện tại, nâng cao triển vọng của OPEC tăng sản lượng.
"Để bù lỗ, chúng tôi ước tính các nước OPEC ở Trung Đông có thể tăng sản lượng với công suất khoảng 1,1 triệu thùng/ngày  và có thể có nhiều sản lượng hơn từ Nga trên mức tăng tính vào con số nguồn cung ngoài OPEC năm 2019 của chúng tôi con số, "IEA nói.
Vào tháng 11 năm 2016, OPEC và các nhà sản xuất khác, gồm có Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày để cắt giảm hàng tồn kho toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm. Thỏa thuận do OPEC dẫn đầu đã được gia hạn vào năm ngoái để kéo dài cho đến hết năm 2018 và dự kiến sẽ được xem xét tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 22 tháng Sáu.
 
Phân tích Kỹ thuật
Dầu thô tăng dần khi nó được hỗ trợ ở mức 66.00 trong suốt cả phiên trước khi chốt tăng.
Rào cản tiếp theo để vượt qua đối với trader giá lên chính là 66,85, mức thấp ngày 1/5. Nếu các nhà đầu cơ giá lên không vượt qua được ngưỡng này, chúng ta có thể thấy một đợt củng cố trong những ngày tới với sự hỗ trợ được nhìn thấy ở mức 66.00 và mức thấp 65.56 của ngày 31/5.
Đường xung lượng vẫn duy trì xu hướng tăng khi dầu WTI dầu thô hiện đang được hỗ trợ bởi đường trung bình 100 mỗi ngày.
 

Dự báo
Giá dầu tăng hôm thứ Tư, chuyển biến tích cực sau khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy mức tăng hàng tuần lớn hơn dự kiến trong các kho dự trữ dầu thô trong nước cùng với sự suy giảm bất ngờ của các kho dự trữ xăng và chưng cất.
Về mặt kỹ thuật giá dầu thô test ngưỡng kháng cự 66.85 và vẫn nằm dưới ngưỡng kháng cự này, vì ngưỡng kháng cự này đại diện cho một trong các đường xu hướng chính bên cạnh đường hỗ trợ 65.50, giá sẽ tiếp tục đi ngang cho đến khi vượt qua một trong các mức này. Giá vượt mức kháng cự sẽ dẫn đến cơ hội dành được xu hướng tăng bắt đầu tại 69,36, trong khi chọc thủng hỗ trợ sẽ kéo giá theo xu hướng suy yếu hướng về 63,78 sau đó là 61,64.
Về phía các nguyên nhân cơ bản, thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6. 
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu. 
Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về hướng 65 và thấp hơn nhiều hơn.