Bản tin chiều 14/6/17
Giá dầu đã giảm khoảng 1% vào thứ Tư sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ và OPEC đều tăng bất chấp cam kết cắt giảm sản lượng của nhóm.
Dầu Brent giao dịch ở mức 48.28 USD/thùng, giảm 44 cent, tương đương 0.9%. Hợp đồng dầu thô WTI ở mức 45,96 USD/thùng, giảm 50 cent, hay 1,1%.
Giá dầu thô đã giảm hơn 10% kể từ cuối tháng 5, do lượng cung dư thừa vẫn kéo dài bất chấp động thái của OPEC cắt giảm gần 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết quý I năm 2018.
Sự tuân thủ của chính OPEC với những cắt giảm đã bị hoài nghi, và nhóm nhà sản xuất cho biết trong một báo cáo rằng sản lượng của nhóm đã tăng thêm 336.000 thùng/ngày trong tháng 5 lên 32.14 triệu thùng/ngày.
Đáng chú ý hơn, có dấu hiệu suy thoái ở Trung Quốc, về lâu dài đây là thành phần quan trọng cho tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu, vì nền kinh tế nước này đang trì trệ. Các nhà máy lọc dầu của nước này đã sản xuất ra quá nhiều nhiên liệu để tiêu thụ, buộc phải cắt giảm hoạt động.
Dự báo giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 45-47 USD/thùng, phiên hôm nay giá sẽ chịu tác động bởi báo cáo cung-cầu hàng tháng từ IEA và số liệu nguồn cung từ EIA. Theo phân tích kỹ thuật, nếu tối nay số liệu tích cực, giá sẽ tiến sát mốc 47, và đây cũng là mức áp lực bán ra, nghĩa là sẽ có hiện tượng bán khống để chốt lời, làm kiềm hãm đà tăng.
Bản tin sáng 14/6/17
Giá dầu hôm thứ Ba tăng sau khi Ả-rập Saudi tuyên bố sẽ giảm xuất khẩu dầu trong khi sản lượng của OPEC trong tháng 5 bất ngờ tăng.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô Mỹ tăng 38 cent đạt 46,46 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn cũng nhích 36 cent lên 48,65 USD/thùng.
Đầu phiên hôm qua, giá dầu thô tăng sau khi Ả-rập Saudi tuyên bố sẽ cắt giảm 300.000 thùng dầu xuất khẩu sang thị trường châu Á mỗi ngày. Dữ liệu cho thấy 6 tháng cuối năm 2016, OPEC xuất khẩu khoảng 26 triệu thùng/ngày. Tổ chức này đặt mục tiêu cắt giảm còn khoảng 25,3 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm 2017.
Tuy nhiên, giá dầu quay đầu giảm sau khi báo cáo hàng tháng cho thấy sản lượng khai thác của OPEC trong tháng 5 đã tăng thêm 336.000 thùng/ngày. Đặc biệt sản lượng của Nigeria và Libya phục hồi mạnh sau một khoảng thời gian hoạt động khai thác bị gián đoạn. Hai quốc gia này không ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày.
Đến trưa hôm qua, giá dầu tăng trở lại một phần là do các nhà đầu tư kỳ vọng trữ lượng dầu thô của Mỹ giảm 2 triệu thùng.
Trong khi đó, báo cáo của OPEC cho biết quá trình cân bằng thị trường dầu đang bị chững lại.
Giá dầu sáng nay giảm trở lại do bị ảnh hưởng bởi số liệu từ Viện Nghiên cứu Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng 2.753 triệu thùng vào cuối tuần trước, cao hơn mức dự đoán 2,739 triệu thùng. Nguồn cung xăng tăng 1.794 triệu thùng và sản phẩm chưng cất giảm 1.451 triệu thùng. Nguồn cung tại Cushing, Oklahoma giảm 833.000 thùng.
Dự báo giá WTI tuần này sẽ dao động trong phạm vi 45-47 USD/thùng, phiên hôm nay giá sẽ chịu tác động bởi báo cáo cung-cầu hàng tháng từ IEA và số liệu nguồn cung từ EIA.