Bản tin chiều 14/11/2018
Thị trường dầu tiếp tục mở rộng mức giảm 7% trong phiên giao dịch trước đó khi nguồn cung tăng vọt và nỗi ám ảnh của nhu cầu chững lại khiến các nhà đầu tư lo sợ.
Dầu thô WTI giao tháng 12 ở mức 55,50 USD/thùng, giảm 19 cent. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1 giảm 22 xu xuống còn 65,25 USD/thùng.
Dầu thô đã mất hơn một phần tư giá trị của nó kể từ đầu tháng 10 để trở thành một trong những đợt sụt giảm lớn nhất kể từ khi giá sụp đổ vào năm 2014.
Sự sụt giảm của giá giao ngay đã làm đảo lộn toàn bộ đường cong kỳ hạn cho dầu thô. Giá giao ngay trong tháng 9 cao hơn đáng kể so với giá giao trễ hơn, một cấu trúc được gọi là backwardation ám chỉ một thị trường thắt chặt vì nó không hấp dẫn để đưa dầu vào trong kho.
Vào giữa tháng 11, đường cong đã chuyển thành contango, khi giá dầu thô giao ngay rẻ hơn so với giá giao kỳ hạn. Điều đó ngụ ý một thị trường thừa cung vì nó làm cho việc trữ dầu để bán sau này trở nên hấp dẫn.
Thị trường dầu đang bị áp lực từ hai phía: sự gia tăng nguồn cung và lo ngại về sự suy thoái kinh tế ngày càng lớn.
Sản lượng dầu thô của Mỹ từ bảy lưu vực đá phiến sét lớn dự kiến sẽ đạt kỷ lục 7,94 triệu thùng/ngày vào tháng 12, Cơ quan Thông tin Năng lượng của Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Ba.
Sự gia tăng đó đã khiến tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày, và trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vượt Nga và Ả Rập Xê Út.
Hầu hết các nhà phân tích dự đoán sản lượng của Mỹ sẽ tăng hơn 12 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2019.
Sự gia tăng sản xuất của Hoa Kỳ đang góp phần làm tăng dự trữ. Tồn kho dầu thô Mỹ tăng 7,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 02/11 lên 432 triệu thùng khi các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng, số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho biết hôm thứ Ba.
Sản lượng gia tăng đã được tiêu thụ bởi nhu cầu lành mạnh, không chỉ ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhưng hiện nay nguồn cung tăng đang biến thành một mối đe dọa cho thị trường dầu mỏ, kích hoạt việc bán tháo 25% hợp đồng dầu thô giao ngay kể từ đầu tháng 10 khi các nhà đầu tư tài chính rút tiền ra khỏi thị trường dầu.
Các nhà phân tích cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn, với những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trên các nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, có thể chứng kiến sự sụt giảm đầu tiên trong doanh số bán xe ô tô năm 2018 khi tiêu thụ bị bóp nghẹt giữa cuộc chiến thương mại với Washington.
Tại Nhật Bản, nền kinh tế thu hẹp trong quý thứ ba, bị ảnh hưởng bởi thiên tai mà còn bởi sự sụt giảm trong xuất khẩu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng đang bắt đầu ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.
Và ở Ấn Độ, đồng rupee mất giá mạnh đã dẫn đến chi phí nhập khẩu tăng mạnh, trong đó có dầu mỏ, việc thu mua đang thu hẹp tại một trong những thị trường mới nổi lớn nhất châu Á. Doanh số bán ô tô của Ấn Độ cũng dự kiến sẽ giảm trong năm nay.
OPEC đã và đang đưa ra các tuyên bố công khai ngày càng thường xuyên rằng họ sẽ bắt đầu cắt giảm vào năm 2019 để thắt chặt nguồn cung và đẩy giá lên.
"OPEC và Nga đang chịu áp lực để giảm mức sản xuất hiện tại, đó là quyết định mà chúng tôi dự kiến sẽ đưa ra tại cuộc họp OPEC tiếp theo vào ngày 6 tháng 12", Andersson cho biết.
Điều đó đặt OPEC vào thế đối đầu với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người công khai ủng hộ giá dầu thấp và đã kêu gọi OPEC không cắt giảm sản xuất.
Dự báo
Giá dầu thô đã chính thức bước vào thị trường giá xuống vào thứ Sáu tuần trước với mức giảm 20% kể từ đầu tháng 10. Hoạt động bán tháo dầu đã không có dấu hiệu chậm lại, đẩy thị trường vào sâu hơn trong lãnh thổ của thị trường giá xuống. Mười hai ngày liên tiếp giảm - thậm chí còn tồi tệ hơn mức sụt giảm của năm 1984 - đã lên tới đỉnh điểm trong đà giảm giá dầu gần 30%, khiến Saudi Arabia và OPEC phải lên kế hoạch cắt giảm khẩn cấp trong bối cảnh sản lượng dầu thô của Mỹ ở mức cao kỷ lục.
Thị trường giá xuống có vẻ như đang thúc giục các thành viên trong và ngoài OPEC nỗ lực hơn để đạt được một thỏa thuận cắt giảm quan trọng tại cuộc họp vào ngày 6-7/12. Hiện nay nhiều yếu tố tiêu cực đang bủa vây lấy giá dầu: nguồn cung tăng, nỗi sợ suy thoái toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ giảm theo, lượng dầu của Iran bị mất do lệnh cấm vận của Mỹ chưa thể xác định, thêm vào đó là trong thời gian qua, Trump với OPEC luôn có những phát biểu trái chiều nhau về sản xuất cũng như chính sách để điều chỉnh giá dầu. Cuộc chiến giữa OPEC và đá phiến Mỹ có vẻ như lại bắt đầu, đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới. Điều này đang gây hoang mang cho các nhà đầu tư.
Do đó, xangdau.net dự báo xu hướng chính hiện nay của giá vẫn là giảm, mức mục tiêu tiếp theo là 53 và mở rộng xuống 51 khi hợp đồng WTI giao tháng 12 sẽ hết hạn vào ngày thứ Hai tuần sau (19/11).
Bản tin sáng ngày 14/11/2018
Trong phiên giao dịch hôm thứ Ba, dầu WTI của Mỹ đã giảm 4,24 USD, tương đương 7%, ở mức 55,69 USD một thùng, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm là 55,11 USD. Thị trường dầu thô kỳ hạn của Mỹ đã giảm khoảng 28% kể từ khi chạm mức cao nhất trong bốn năm gần 77 USD vào đầu tháng 10.
Dầu Brent giảm 4,65 USD, tương đương 6,6%, ở mức 65,47 USD/thùng sau khi chạm mức thấp nhất trong 8 tháng ở mức 66,67 USD/thùng. Chỉ số dầu toàn cầu giao dịch đã mất khoảng 25% so với mức đỉnh tháng 10 gần 87 USD.
Sau một đà tăng kéo dài 5 tháng được xây dựng dựa trên lời hứa nguồn cung thắt chặt do các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran, thị trường đã bị sụp đổ chỉ trong vòng năm tuần dựa trên bằng chứng về việc các kho dự trữ tăng ở Mỹ và các biện pháp miễn trừ của Washington cho người mua dầu Tehran.
Tuyệt vọng để thiết đặt một mức giá sàn bên dưới thị trường, Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã thông báo cuối tuần trước rằng nước này sẽ giảm cung 0,5 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 12.
OPEC, sẽ họp vào ngày 6 tháng 12 và cũng sẽ gặp nhà sản xuất dầu mỏ lớn của Nga sau đó, dự kiến sẽ cắt giảm nguồn cung trong năm mới.
Nhưng thị trường đã rất ít hoặc không chú ý đến những cảnh báo đó, tập trung vào sản xuất dầu thô của Mỹ, hiện đang đứng ở mức cao kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA có trụ sở tại Paris, chủ yếu giám sát sự quan tâm của người tiêu dùng dầu mỏ ở phương Tây, cho biết mức thấp hiện tại trong các dự án khoan mới được phê duyệt ở Saudi Arabia hoặc Nga có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng cung vào giữa những năm thập niên 2020.
Tuy nhiên, thay vì kêu gọi OPEC sản xuất 33 triệu thùng/ngày để tăng sản lượng, giám đốc điều hành của IEA, Fatih Birol, tập trung vào các công ty khoa dầu của Mỹ, quốc gia mà ông cho biết có khả năng tạo ra sự khác biệt cho sản lượng dầu thô toàn cầu bất chấp nó chỉ bằng một phần ba mức mà OPEC hiện giờ sản xuất.
Birol nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn rằng từ nay đến năm 2025, Mỹ sẽ cần phải bổ sung thêm hơn 10 triệu thùng/ngày, tương đương với quy mô sản xuất của Nga.
"Nói cách khác, Mỹ cần bổ sung thêm một nước Nga duy nhất trong thời gian bảy năm để tránh tình trạng thắt chặt nghiêm trọng trên thị trường", Birol nói thêm, "Nó có thể xảy ra nhưng nó sẽ là một phép màu nhỏ."
Các nhà giao dịch và nhà phân tích đã chết lặng trước hành động giá của hôm thứ Ba.
"Trên mặt trận dầu thô, người ta phải hỏi: Liệu thị trường kỳ hạn có thấy một cuộc suy thoái toàn cầu hay không? Hay dấu hiệu đáng ngại nào có thể làm chậm chuyển động của sản phẩm với nhu cầu ở mức cao nhất mọi thời đại?" Daniel Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group tại Chicago, đã hỏi.
Dự báo
Việc bán tháo dầu đã không có dấu hiệu chậm lại vào thứ Ba khi dầu thô kỳ hạn giảm 7%, đẩy thị trường vào sâu hơn trong lãnh thổ của thị trường giá xuống. Và phản ứng của người tiêu dùng dầu? Không sao nếu OPEC không thể cân bằng thị trường khi sản xuất ở Mỹ là những gì cần thiết trong những năm tới.
Mười hai ngày liên tiếp giảm - thậm chí còn tồi tệ hơn mức sụt giảm của năm 1984 - đã lên tới đỉnh điểm trong đà giảm giá dầu gần 30%, khiến Saudi Arabia và OPEC phải lên kế hoạch cắt giảm khẩn cấp trong bối cảnh sản lượng dầu thô của Mỹ ở mức cao kỷ lục.
Giá dầu thô đã chính thức bước vào thị trường giá xuống vào thứ Sáu tuần trước với mức giảm 20% kể từ đầu tháng 10. Ngoài ra, liệu các nước trong và ngoài OPEC có đạt được một thỏa thuận cắt giảm quan trọng nữa hay không hiện vẫn còn bỏ ngỏ, và phải chờ cho đến cuộc họp vào ngày 6-7/12. Giá vừa mới được hỗ trợ bởi thông tin tích cực từ việc cắt giảm xuất khẩu của Saudi thì ngay lập tức bị che lấp bởi bình luận của Trump. Thời gian qua, Trump với OPEC luôn có những phát biểu trái chiều nhau về sản xuất cũng như chính sách để điều chỉnh giá dầu. Những lần trước OPEC thường hay nhượng bộ, đó là lý do khiến giá phản ứng ngay trước bình luận của Tổng thống Trump.
Cuộc chiến giữa OPEC và đá phiến Mỹ có vẻ như lại bắt đầu, đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới trong bối cảnh giá dầu thô ở mức thấp 8 tháng và các lệnh trừng phạt lên xuất khẩu của Iran. Các động lực đằng sau áp lực bán là sản lượng tăng từ một số nhà sản xuất chính và một triển vọng xấu đi cho nhu cầu dầu được thúc đẩy bởi những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu suy yếu.