Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 14/10/2020

 

Bản tin dầu thô chiều 14/10/2020

Dầu giảm giá vào sáng thứ Tư do lo ngại rằng nhu cầu nhiên liệu sẽ tiếp tục giảm khi số ca macw COVID-19 tiếp tục tăng ở châu Âu. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên toàn cầu, cũng không có dấu hiệu giảm, với số ca nhiễm trên toàn cầu vượt 38 triệu tính đến ngày 14 tháng 10.

Dầu Brent tương lai giảm 0,24% xuống 42,35 USD và WTI giảm 0,27% xuống 40,09 USD. Cả hai hợp đồng Brent và WTI đều duy trì trên mốc 40 đô la.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC dự đoán rằng nhu cầu dầu vào năm 2021 sẽ tăng 6,54 triệu thùng/ngày lên 96,84 triệu thùng/ngày trong báo cáo hàng tháng được công bố hôm thứ Ba. Tuy nhiên, con số này thấp hơn 80.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 9 do một số quốc gia tái áp đặt các biện pháp phong tỏa khi số ca nhiễm tăng lên.

Theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đại diện cho hai trong số các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã thảo luận về tình hình thị trường hiện tại trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba.

Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Suhail al-Mazrouei cho biết OPEC + được dự báo ​​sẽ nới lỏng mức cắt giảm sản lượng từ tháng 1 trở đi theo kế hoạch. Ban giám sát thị trường của tổ chức này dự kiến ​​họp vào ngày 19 tháng 10.

Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya, nói với Reuters: “Giá dầu ổn định ở châu Á khi đà phục hồi của đồng đô la tạm dừng và khi Nga và Ả Rập Saudi thể hiện một mặt trận thống nhất trong việc khiến các nhà sản xuất dầu OPEC + tuân theo những lời hứa cắt giảm sản lượng đã cam kết”.

Moya cho biết thêm: “Giá dầu thô có vẻ rất dễ bị tổn thương vì virus coronavirus tiếp tục lan rộng như cháy rừng khắp châu Âu và có xu hướng cao hơn ở Mỹ”.

Trong khi đó, sản lượng dầu thô ở vịnh Mexico của Mỹ tiếp tục phục hồi sau cơn bão Delta đổ bộ vào khu vực này hồi đầu tuần và gây ra gián đoạn sản xuất. 44% sản lượng vẫn bị gián đoạn vào thứ Ba, giảm so với 69% của thứ Hai.

Dự trữ dầu thô của Mỹ được dự báo giảm vào tuần trước, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất có thể giảm trong tuần thứ tư, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy hôm thứ Ba.

Cuộc thăm dò được tiến hành trước khi có báo cáo của Viện Dầu khí Hoa Kỳ và Cơ quan Thông tin Năng lượng. Cả hai báo cáo đều bị trễ hơn một ngày vì nghỉ lễ Columbus vào thứ Hai ở Mỹ.

Bản tin dầu thô sáng ngày 14/10/2020

Giá dầu giao sau chốt tăng hôm thứ Ba, với chuẩn Mỹ lấy lại mốc 40 USD một ngày sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần, do dữ liệu cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng vọt.

Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank, cho biết: “Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã tăng lên tương đương 11,8 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng 2% so với tháng trước.” "Nói cách khác, sự hạ nhiệt được dự đoán sau đợt mua vào (đầu) mùa hè vẫn chưa thành hiện thực," ông nói. “Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong chín tháng đầu tiên”.

Tuy nhiên, Fritsch cho rằng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc khó có thể bù đắp một loạt các yếu tố giảm giá trong thời gian dài.

Những yếu tố này bao gồm sản lượng dầu thô của Libya tăng vọt khi mỏ dầu lớn nhất của nước này hoạt động trở lại, có thể tăng gấp đôi sản lượng dầu thô của nước này lên 650.000 thùng/ngày trong vòng vài tuần, ông nói. Sự kết thúc của cuộc đình công dầu mỏ của Na Uy và việc sản xuất trở lại ở Vịnh Mexico cũng được cho là nguyên nhân cho việc bán tháo dầu thô hôm thứ Hai.

West Texas Intermediate giao tháng 11 CLX20, tăng 77 cent, tương đương gần 2%, lên 40,20 USD/thùng trên New York Mercantile Exchange. Chuẩn toàn cầu, dầu thô Brent tháng 12 BRNZ20, tăng 73 cent, tương đương 1,8%, lên 42,45 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.

Tính đến thứ Ba, Cục Thực thi An toàn và Môi trường Hoa Kỳ ước tính rằng 43,57% sản lượng dầu vùng Vịnh đã ngừng hoạt động. Con số này cải thiện so với mức 69,4% vào thứ Hai.

Tính đến thứ Ba, Cục Thực thi An toàn và Môi trường Mỹ ước tính rằng 43,57% sản lượng dầu vùng Vịnh đã bị gián đoạn. Đó là một sực cải thiện so với con số 69,4% vào thứ Hai.

Trong một báo cáo hàng tháng hôm thứ Ba, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC không thay đổi triển vọng về nhu cầu dầu mỏ năm 2020, với mức giảm 9,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 90,3 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, cho năm 2021, OPEC đã điều chỉnh nhu cầu giảm 80.000 thùng/ngày, dự báo tăng trưởng 6,5 triệu thùng/ngày đạt 96,8 triệu thùng/ngày, với mức cắt giảm phần lớn phản ánh triển vọng tăng trưởng thấp hơn cho cả khu vực thị trường phát triển và mới nổi so với dự báo tháng 9.

Trong một bao cáo khác, Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA công bố hôm thứ Ba cho biết nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức trước khủng hoảng vào đầu năm 2023, theo một kịch bản trong đó COVID-19 được kiểm soát vào năm 2021 và kinh tế toàn cầu trở lại mức trước khủng hoảng trong năm đó.

Dữ liệu hàng tuần về nguồn cung cấp xăng dầu của Mỹ sẽ được Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA công bố vào thứ Năm, muộn hơn một ngày so với thường lệ.

Trung bình, nguồn cung dầu thô trong nước dự kiến giảm 2,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 9 tháng 10, theo khảo sát của các nhà phân tích. Cuộc khảo sát cũng cho thấy kỳ vọng nguồn cung giảm 1,8 triệu thùng đối với xăng và 2,5 triệu thùng đối với sản phẩm chưng cất, bao gồm cả dầu sưởi.