Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 14/09/2018

Bản tin chiều 14/9/2018

Giá dầu phục hồi sau phiên giảm tối qua, khi Mỹ yêu cầu hai nhà sản xuất dầu OPEC và Nga giữ giá dầu thế giới ổn định.

Dầu thô WTI giao tháng 10 tăng 0,42% lên 68,88 USD/thùng lúc, trong khi dầu Brent giao tháng 11 cũng tăng 0,29% lên 78,41 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.

Giá tăng giá vào sáng thứ Sáu tại châu Á sau khi giá dầu WTI giảm 2,5% (và giá dầu Brent giảm 1,7%) trong phiên giao dịch hôm thứ Năm tại Mỹ. Sự sụt giảm này là do báo cáo sản lượng tăng mạnh nhất trong hai năm qua của OPEC.

Cụ thể, sản lượng của OPEC trong tháng 8 tăng 420.000 thùng/ngày lên 32,63 triệu thùng, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Sự gia tăng này “lớn hơn nhiều so với lượng dầu bị mất của Iran trước các lệnh cấm vận của Mỹ”, IEA cho biết.

Tin tức cho sự gia tăng trong tuần này trùng hợp với nỗ lực của Hoa Kỳ để giữ giá ổn định. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry đã gặp gỡ người đồng cấp Nga Alexander Novak tại Moscow hôm thứ Năm, kêu gọi Novak hợp tác với tư cách là những nhà sản xuất năng lượng hàng đầu để đảm bảo sự ổn định của thị trường toàn cầu. Ông nói với Novak rằng cả hai nước đều mong muốn giữ cho thị trường có tính cạnh tranh.

Sau cuộc họp Moscow, Perry nói với các nhà báo, “Saudi Arabia, các thành viên OPEC mà đang lựa chọn cách sản xuất của họ để có thể đảm bảo rằng công dân trên thế giới không thấy giá dầu tăng đột biến thì được ngưỡng mộ và đánh giá cao, và Nga là một trong số họ. ”

Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ, Nga và Saudi Arabia đang làm việc cùng nhau để đảm bảo khả năng tiếp cận với năng lượng giá cả phải chăng.

Novak cho biết đầu tuần này rằng Nga có thể tăng sản lượng nếu cần thiết và cho biết thị trường không chắc chắn là do các biện pháp trừng phạt bạo sắp tới của Mỹ đối với dầu Iran. Ông đề xuất một quỹ đầu tư chung để phát triển các dự án mới trong cuộc họp với Perry.

Cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế hôm thứ Năm về nguy cơ giá dầu xoắn ốc đi lên trong những tháng tới. Với lý do các vấn đề nguồn cung ở Venezuela và Libya, cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran là lý do dẫn đến giá dầu tăng.

Cuối tháng này, OPEC và các nhà sản xuất dầu không thuộc OPEC khác, trong đó có Nga, sẽ có một cuộc họp ở Algeria để bàn về tình hình thị trường.

Dự báo

Xu hướng tăng trưởng chính của dầu thô đang bị chững lại khi thị trường hình thành mô hình đảo chiều đỉnh đôi.

Bulls mất khá nhiều lực tăng khi các chỉ báo RSI, MACD và Stochastics đang quay đầu giảm điểm. Bear đang nhắm mục tiêu khu vực củng cố gần 68.00.

Một sự bứt phá của bull đưa giá vượt qua được mức 69.30 sẽ chặng đứng xu hướng giảm này.

Do đó, cần phải cẩn trọng quan sát lực đầu cơ giữa trader giá lên và giá xuống. Trong khi bulls đang ra sức tìm cách chiếm lại quyền kiểm soát thị trường với mục tiêu ban đầu là 70, nhưng sự xuất hiện đông đảo của bear sẽ làm gián đoạn nỗ lực này. Do đó xu hướng giá sắp tới sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh. Vì vậy xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá để duy trì trên mức 70 trong giai đoạn trong đến giữa tuần sau, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm, và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang bằng các đợt áp thuế lẫn nhau.

Ghi chú: Mô hình biểu đồ giá “đỉnh đôi” là dấu hiệu của sự đảo chiều, thường sẽ là xu hướng tăng và dự kiến theo sau là sự rớt giá.

Bản tin sáng ngày 14/09/2018

Dầu thô kỳ hạn giảm mạnh hôm thứ Năm, với giá chuẩn của Mỹ giảm trở lại từ mức cao gần hai tháng trước đó một ngày, khi một báo cáo ngành công nghiệp cho thấy nguồn cung toàn cầu ở mức kỷ lục và bão Florence yếu đi trước khi đổ bộ vào Bờ Đông.

Hợp đồng kỳ hạn West Texas Intermediate tháng 10 CLV8, giảm 1.78 USD tương đương 2.5% chốt ở mức 68,79 USD/thùng, một ngày sau khi đánh dấu mức giá cao nhất kể từ ngày 20/7 ở mức 70,37 USD. Dầu Brent tháng 11 LCOX8, giảm 1,56 USD, tương đương 2%, còn 78,18 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe. Giá chốt  thứ Tư cho chuẩn toàn cầu là mức cao nhất kể từ tháng 5.

Sản lượng dầu thô tại OPEC trong tháng 8 tăng 420.000 thùng/ngày, trung bình 32,63 triệu thùng/ngày, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết.

Đó là mức tăng hàng tháng lớn nhất trong hơn hai năm và "vượt xa những mất mát từ Iran trước các lệnh trừng phạt của Mỹ", cơ quan này cho biết, tỏ ra nghi ngờ về các đề xuất cho rằng nhóm sản xuất sẽ gặp khó khăn để thay thế nguồn cung giảm trong xuất khẩu của Iran.

Báo cáo tháng 8 cũng báo hiệu rằng nguồn cung toàn cầu đạt kỷ lục 100 triệu thùng/ngày.

Về phía nhu cầu, cơ quan này cảnh báo rằng tăng trưởng nhu cầu dầu có thể chịu áp lực khi đồng USD mạnh hơn có thể làm tăng chi phí nhập khẩu năng lượng, buộc các nước thị trường mới nổi phải thu hẹp quy mô mua dầu thô.

Cơ quan giám sát năng lượng quốc tế cũng trích dẫn một "sự leo thang của các tranh chấp thương mại" như một một lực cản khác với tăng trưởng nhu cầu.

Giá dầu thô giảm mạnh hơn so với mức tăng trong phiên một ngày trước đó, sau một báo cáo cho thấy lượng dự trữ dầu thô trong nước giảm mạnh hơn dự kiến.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,296 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 7/9, vượt dự đoán giảm 1,3 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Sự sụt giảm mạnh trong nguồn cung dầu thô là do nhập khẩu giảm khoảng 0,443 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu giảm 0,20 triệu thùng/ngày, số liệu từ EIA cho thấy.

Các nhà quan sát thị trường dầu mỏ có thể sẽ chuyển sang dữ liệu giàn khoan Baker Hughes vào thứ Sáu để tìm kiếm các dấu hiệu tiếp tục thắt chặt sản lượng nội địa của Mỹ, vốn giảm xuống còn 10,9 triệu thùng một ngày trong tuần trước.

Dự báo

Giá dầu thô WTI đã giảm trong phiên thứ Năm, do sản lượng tăng hàng tháng của OPEC đạt mức lớn nhất trong hơn hai năm qua đã làm giảm lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu, trong khi lo ngại chiến tranh thương mại cắt giảm nhu cầu tiêu thụ cũng được cân nhắc.

Xu hướng tăng trưởng chính của dầu thô đang bị chững lại khi thị trường hình thành mô hình đảo chiều đỉnh đôi.

Bulls mất khá nhiều lực tăng khi các chỉ báo RSI, MACD và Stochastics đang quay đầu giảm điểm. Bear đang nhắm mục tiêu khu vực củng cố gần 68.00.

Một sự bứt phá của bull đưa giá vượt qua được mức 69.30 sẽ chặng đứng xu hướng giảm này.

Sau một phiên bứt phá vượt qua mốc 70, báo cáo có phần ảm đạm từ IEA cũng như việc cơn bão Floremce suy yếu đi nhiều trước khi đổ bộ vào Bờ Đông Mỹ đã khiến thị trường quyết định “chốt lời” vì các bull không có lí do đủ mạnh để tiếp tục duy trì mức giá cao.

Do đó, cần phải cẩn trọng quan sát lực đầu cơ giữa trader giá lên và giá xuống. Trong khi bulls đang ra sức tìm cách chiếm lại quyền kiểm soát thị trường với mục tiêu ban đầu là 70, nhưng sự xuất hiện đông đảo của bear sẽ làm gián đoạn nỗ lực này. Do đó xu hướng giá sắp tới sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh. Vì vậy xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá để duy trì trên mức 70 trong giai đoạn trong đến giữa tuần sau, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm, và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang bằng các đợt áp thuế lẫn nhau.

Tuy nhiên một loạt các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Mỹ sẽ mang theo những yếu tố bất ngờ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào đường đi cũng như tác động của các cơn bão vào khu vực này.

Ghi chú: Mô hình biểu đồ giá “đỉnh đôi” là dấu hiệu của sự đảo chiều, thường sẽ là xu hướng tăng và dự kiến theo sau là sự rớt giá.