Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 14/08/2018

Bản tin sáng ngày 14/8/2018

Dầu thô kỳ hạn mất điểm hôm thứ Hai, nhưng đã phục hồi lại một phần từ mức thấp trong phiên sau khi sụt giảm mạnh do đồn đoán về sự gia tăng trong các kho dự trữ dầu thô tại trung tâm giao hàng cho hợp đồng tương lai của Mỹ và dữ liệu cho thấy mức tăng trong sản xuất của OPEC.

Dầu chuẩn Mỹ, West Texas Intermediate giao tháng 9 CLU8, trên sàn giao dịch New York, giảm 43 cent, tương đương 0,6%, xuống còn 67,20 USD/thùng sau khi bị nhấn chìm xuống mức thấp 65,71 USD. Dầu thô Brent, chuẩn toàn cầu cũng giảm, với hợp đồng tháng 10 LCOV8, giảm 0,20 USD, tương đương 0,27%, ở mức 72,61 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Europe. Brent đã giao dịch ở mức thấp trong phiên là 71,04 USD.

Trong báo cáo tháng, OPEC đã hạ ước tính tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cho năm 2019 khoảng 20.000 thùng/ngày còn 1,4 triệu thùng/ngày, trong khi nguồn cung dầu ngoài OPEC trong năm 2019 được điều chỉnh tăng thêm 30.000 thùng/ngày lên 2,13 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu OPEC cho tháng 7 (từ các nguồn tin gián tiếp) tăng 41.000 thùng/ngày lên 32,32 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là mức tăng ở Nigeria, Kuwait, Iraq và UAE. Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp một phần, do suy giảm ở Saudi Arabia, Iran, Libya và Venezuela.

Sự gia tăng sản xuất OPEC chỉ diễn ra sau vài tháng kể từ khi nhóm dầu mỏ đồng ý nới lỏng bớt các hạn chế sản xuất, được thực hiện theo hiệp ước cắt giảm sản lượng ký kết tháng 11/2016 để loại bỏ nguồn cung dầu thô dư thừa ra khỏi thị trường.

OPEC hồi tháng 6 đã đồng ý tăng sản lượng với mức tăng 1 triệu thùng/ngày trong nỗ lực bình ổn giá dầu và giảm nguy cơ thâm hụt nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh dự đoán xuất khẩu của Iran giảm.

Báo cáo tháng của OPEC về sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trái ngược hoàn toàn so với báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Sáu tuần trước đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong năm tới lên 1,5 triệu thùng/ngày từ 1,4 triệu thùng/ngày.

Tâm lý bi quan đã chuyển vào giá dầu tại Mỹ, vốn đã có tuần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần trước, đã cho thấy không có dấu hiệu suy giảm cường độ khi các nhà giao dịch tăng giá đặ0 cược giá dầu sẽ giảm, dữ liệu cho thấy.

Dữ liệu CFTC COT cho thấy các nhà quản lý tiền đã giảm vị trí mua ròng của hợp đồng tương lai dầu thô WTI còn 378.578 lot từ 386.764 lot trong tuần kết thúc ngày 7/8.

Dự báo

WTI chốt giảm hôm đầu tuần sau khi OPEC hạ ước tính tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cho năm tới và cho biết Saudi Arabia đã cắt giảm sản xuất trong tháng trước.  WTI chốt ở mức 67,20, giảm 0,43 USD, tương đương -0,64%. Mặc dù chốt giảm nhưng giá đã thấp hơn nhiều trước đó trong phiên. Mức thấp là 65,71 và mức cao trong phiên là 67,95.

Giá dầu thô giao dịch giảm mạnh ngày hôm qua để tiếp cận mục tiêu đầu tiên tại 65.00, nhưng giá đã quay tăng trở lại và chốt trên ngưỡng 67.00, trong khi vẫn nằm trong kênh giảm giá xuất hiện trên đồ thị, để tiếp tục kịch bản xu hướng giảm trong phiên sắp tới phiên cần điều kiện giá ổn định dưới 68,06, với mục tiêu chính bắt đầu từ 65,00 và mở rộng xuống 63,60.

Sau một khoảng thời gian cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn nhưng không thành công, thị trường bắt đầu hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Tư tuần trước do những tin tức cung -cầu gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá. Giá tiếp tục giảm trong tuần này với phiên đầu tuần các trader ban đầu đã bứt phá mức 65 nhưng không thành công và chốt trên 67. Điều này cho thấy tuần này giá sẽ tiếp tục di chuyển lên xuống trong một phạm vi giá hẹp.

Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc và điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Do đó chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng xu hướng giá sẽ biến chuyển dần từ đi ngang đến giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.

Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.