Bản tin chiều 13/8/18
Giá dầu giảm do lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhất là ở Châu Á được xem là chất xúc tác cho việc bán ra.
Dầu Brent giao tháng 10 giảm 17 cent xuống 72.64 USD/thùng. Trong khi đó, dầu thô WTI giao tháng 9 giảm 2 cent xuống còn 67,61 USD/thùng.
Các nhà phân tích tin rằng dữ liệu gần đây cho thấy dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chậm lại và tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang khiến giá dầu chịu áp lực. "Nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, xuất hiện vào thời điểm quan trọng khi tăng trưởng nhu cầu từ châu Á nói chung đang bị hoài nghi. Điều này là do tác động tiêu cực của các cuộc chiến thương mại, đồng đôla mạnh hơn và chi phí vốn tăng", Ole Hansen, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo của Đan Mạch, cho biết trong một lưu ý vào cuối tuần trước.
Mới đây, Trung Quốc cho biết sẽ áp mức thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ.
Trong khi đó, dầu thô Mỹ nhận được một số hỗ trợ vào đầu ngày khi có thông tin Mỹ đã bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, từ tháng 11 cũng sẽ nhắm tới ngành dầu khí của nước này. "Với các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran trở lại, tất cả mọi sự chú ý đều đổ dồn vào sự ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu thô của Iran. Việc duy trì nguồn cung toàn cầu có thể rất khó khăn", ngân hàng ANZ cho biết hôm thứ Hai.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng của Iran tiếp tục giảm trong tháng trước, cụ thể sản lượng của Iran ở mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái với 3,75 triệu thùng/ngày, với người mua ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đã hoãn lại các đơn đặt hàng.
Các quỹ đầu cơ và nhà quản lý tiền tệ khác đã giảm đặt cược vị thế giá lên của họ cho hợp đồng dầu thô kỳ hạn và quyền chọn trong tuần kết thúc vào ngày 7/8, dữ liệu từ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ cho thấy hôm thứ Sáu.
Tối nay, OPEC sẽ công bố báo cáo đánh giá hàng tháng về thị trường dầu. Báo cáo này sẽ ảnh hưởng tới xu hướng giá trong những phiên tới.
Dự báo
Sau một khoảng thời gian cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn nhưng không thành công, thị trường bắt đầu hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Tư do những tin tức cung -cầu gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá. Tuy nhiên giá giao dịch trong phiên thứ Năm đã có xu hướng chững lại chứ không tiếp tục giảm sâu hơn và tăng nhẹ lại trong phiên cuối tuần.
Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc và điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Do đó chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng xu hướng giá sẽ biến chuyển dần từ đi ngang đến giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.
Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.
Bản tin sáng 13/8/18
Giá dầu nhích lên hôm thứ Hai khi lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran làm hướng tới một thị trường thắt chặt hơn, mặc dù lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu.
Dầu thô Brent giao tháng 10 ở mức 72,88 USD/thùng, tăng 7 cent so với mức đóng cửa hôm thứ Sáu. Dầu thô WTI giao tháng 9 tăng 16 cent lên 67,79 USD/thùng.
Mỹ đã bắt đầu thực hiện các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, từ tháng 11 cũng sẽ nhắm tới ngành dầu khí của nước này.
Tuần trước, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm 10 giàn khoan nâng tổng số lên 869, theo hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Đó là con số cao nhất kể từ tháng 3 năm 2015.
Cũng có khả năng gây áp lực lên thị trường dầu mỏ là dấu hiệu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu chậm lại, nhất là ở những thị trường mới nổi lớn của châu Á.
“Nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, xuất hiện vào thời điểm quan trọng khi tăng trưởng nhu cầu từ châu Á nói chung là đang bị nghi ngờ. Điều này là do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại, đồng đô la mạnh hơn và chi phí vốn tăng cao, ”Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo của Đan Mạch, cho biết trong một lưu ý vào cuối tuần trước.
Dự báo
Sau một khoảng thời gian cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn nhưng không thành công, thị trường bắt đầu hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Tư do những tin tức cung -cầu gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá. Tuy nhiên giá giao dịch trong phiên thứ Năm đã có xu hướng chững lại chứ không tiếp tục giảm sâu hơn và tăng nhẹ lại trong phiên cuối tuần.
Nhưng với mùa tiêu thụ cao mùa hè gần kết thúc và điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định lên nhu cầu dầu thô trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Do đó chúng tôi vẫn tiếp tục cho rằng xu hướng giá sẽ biến chuyển dần từ đi ngang đến giảm trừ khi có những sự kiện bất ngờ gây gián đoạn nguồn cung như các phản ứng mạnh của Iran với Mỹ, đe dọa quân sự tại điểm nóng Trung Đông.
Trong trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.