Bản tin sáng 13/7/17
Giá dầu tiếp tục nối tiếp đà tăng vào hôm thứ Tư sau khi dữ liệu chính phủ cho thấy trữ lượng dầu thô Mỹ tuần trước giảm mạnh hơn so với kỳ vọng của các nhà đầu tư, tuy nhiên điều này càng khiến các công ty khai thác tăng cường bơm dầu. Ngoài ra, đà tăng bị chững lại khi báo cáo cho thấy sản lượng OPEC trong tháng 6 tăng.
Theo EIA, trữ lượng dầu thô đã giảm khoảng 7,6 triệu thùng vào tuần trước so với mức các chuyên gia phân tích dự báo là 2,9 triệu thùng.
Kết phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô Mỹ tăng 45 cent tương đương 1% lên 45,49 USD/thùng. Cùng lúc, giá dầu Brent cũng tăng 22 cent lên mức 47,74 USD/thùng.
Trữ lượng xăng giảm 1,6 triệu thùng so với mức dự báo của các nhà phân tích là sẽ tăng 1,1 triệu thùng. Sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ tăng 59.000 thùng lên gần 9,4 triệu thùng/ngày.
Hồi tháng 6, việc Mỹ tăng sản lượng kèm theo sản lượng khai thác của OPEC cũng tăng đã tạo áp lực lên thị trường.
Tình trạng dầu thừa vẫn kéo dài dai dẳng trong suốt 3 năm khiến giá dầu vẫn giữ ở mức thấp hơn so với giữa năm 2014 mặc dù OPEC và một số quốc gia khác đã nỗ lực cắt giảm sản lượng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, sản lượng khai thác của OPEC đã có dấu hiệu tăng trở lại, chủ yếu là do 2 nước Nigeria và Lybia.
Một nguồn tin cho biết Ả-rập Saudi đang lên kế hoạch cắt giảm xuất khẩu hơn 600.000 thùng/ngày trong tháng 8.
OPEC dự đoán nhu cầu của thế giới đối với dầu thô nhập khẩu từ các nước thành viên trong năm 2018 sẽ giảm 60.000 thùng/ngày xuống còn 32,2 triệu thùng/ngày.
Tối nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ công bố báo cáo hàng tháng về cung- cầu dầu toàn cầu.
Giá tối qua không thể chạm mốc kháng cự 45.96 USD, cho thấy hoạt động bán khống đang kiềm lại giá, do đó giá khó phục hồi mạnh. Với tình hình này, giá sẽ tiếp tục dao động quanh mốc 45 USD cho đến hết tuần này.
Bản tin chiều 13/7/17
Giá dầu vẫn dao động quanh mốc 45 USD do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc đã làm giảm bớt lo ngại về sự dư thừa nhiên liệu đang diễn ra.
Dầu thô Brent ở mức 47,75 USD/thùng, tăng 1 cent. Dầu thô WTI giao dịch tại 45.48 USD/thùng, giảm 1 cent so với phiên đóng cửa của phiên giao dịch trước.
Trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 212 triệu tấn dầu thô, hay 8,55 triệu thùng/ngày, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016, khiến cho Trung Quốc trở thành nước dầu thô lớn nhất thế giới vượt qua cả Mỹ.
Nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc đã làm giảm lo ngại của sự thừa cung nhiên liệu đang tiếp diễn.
OPEC cho hay vào cuối ngày thứ Tư rằng thế giới sẽ cần 32,2 triệu thùng dầu thô từ các nước thành viên vào năm tới, giảm 60.000 thùng/ngày so với năm nay, khi người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn từ bên ngoài OPEC.
Trong khi đó, OPEC cho biết sản lượng của nhóm đã tăng thêm 393.000 thùng/ngày trong tháng 6 lên 32,611 triệu thùng/ngày. Sự tăng trưởng được dẫn dắt bởi Nigeria và Libya.
Mặc dù lượng cung dư thừa đang tiếp diễn, nhưng có dấu hiệu giảm dần.
Tại Mỹ, dự trữ dầu thô tuần trước giảm mạnh nhất trong 10 tháng.
Tối nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế sẽ công bố báo cáo hàng tháng về cung- cầu dầu toàn cầu.
Giá tối qua không thể chạm mốc kháng cự 45.96 USD, cho thấy hoạt động bán khống đang kiềm giá lại, do đó giá khó phục hồi mạnh. Với tình hình này, giá sẽ tiếp tục dao động quanh mốc 45 USD cho đến hết tuần này.