Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 13/12/2019

 

Bản tin dầu thô chiều 13/12/2019

Giá dầu tiếp tục đà tăng vào sáng thứ Sáu, lên mức cao nhất trong ba tháng khi Mỹ và Trung Quốc tiến lại gần hơn đến một giải pháp cho cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà đã đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng cho nhu cầu dầu thô toàn cầu.

Giá dầu Brent tăng 43 cent, tương đương 0,7%, lên 64,63 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 23/9.

Dầu thô WTI cũng tăng 31 cent, tương đương 0,5%, lên 59,49 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 16/9.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA cho biết: "Khẩu vị rủi ro tăng vọt sau khi Trump báo hiệu rằng ông đã thỏa thuận với Trung Quốc và điều đó sẽ chỉ tích cực đối với dự báo nhu cầu toàn cầu về dầu thô".

Margaret Yang, nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết, sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ (DXY) so với đồng bảng mạnh cũng giúp hỗ trợ giá hàng hóa.

Phản ánh sự lạc quan của các nhà đầu tư, thị trường cổ phiếu châu Á đã nhảy vọt lên mức cao nhiều tháng vào sáng thứ Sáu sau khi Phố Wall tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm.

Moya nói: "Nếu chúng ta nhìn thấy tiến triển nhiều hơn nữa với cuộc chiến thương mại giữa Mỹvà Trung Quốc, chúng ta có thể thấy GDP toàn cầu tăng nửa điểm phần trăm vào năm 2020 và điều đó sẽ làm nên điều kỳ diệu cho dự báo nhu cầu thô".

Tuy một thỏa thuận thương mại sẽ làm chấm dứt sự không chắc chắn có thể tạo một cú hích cho nhu cầu dầu trong thời gian tới, nhưng những quan ngại vẫn tiếp tục về nhu cầu trong bối cảnh nguồn cung dồi dào trong tương lai.

"Những hoài nghi kéo dài về nhu cầu sẽ làm hạn chế sự tăng giá", Ngân hàng ANZ cho biết trong một lưu ý vào thứ Sáu.

Trong khi đó, Nhà Trắng đã đồng ý hoãn một số mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và giảm các khoản khác để đổi lấy cam kết của Bắc Kinh về việc tăng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào năm 2020, các nguồn tin cho biết hôm thứ Năm.

Tuy nhiên, Nhà Trắng không công bố bất kỳ tuyên bố chính thức nào, làm dấy lên hoài nghi về việc liệu các điều khoản đã được hai bên đồng ý hay chưa.

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA hôm thứ Năm đã chỉ ra áp lực trong tương lai đối với giá dầu, dự đoán sự gia tăng mạnh mẽ của tồn kho toàn cầu bất chấp thỏa thuận của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh để giảm sản lượng.

Điều đó trái ngược với nghiên cứu của chính OPEC, dự báo sự thiếu hụt nhỏ trên thị trường vào năm tới do hạn chế nguồn cung của Ả Rập Saudi ngay cả trước khi thỏa thuận cắt giảm mới nhất có hiệu lực.

Sản lượng dầu của Na Uy trong tháng 11 đạt mức cao nhất trong 32 tháng với 1,71 triệu thùng mỗi ngày, Tổng cục Dầu khí Na Uy (NPD) cho biết hôm thứ Năm.

"Mặc dù thỏa thuận thương mại hiện tại có thể sẽ hạn chế sự sụt giảm nhu cầu, nhưng nó có lẽ không đủ để đối phó với một thị trường dư cung vào đầu năm 2020, do đó có thể là lý do khiến chúng ta thấy giá dầu không tăng mạnh như hiện nay", Stephen Innes, chiến lược gia thị trường tại AxiTrader nhận định.

Dự báo giá dầu thô chiều 13/12/2019

Tin tức tích cực về tiến triển đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang hỗ trợ giá WTI tiếp cận mốc kháng cự 60 đô la. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn chưa công bố bất kỳ tuyên bố chính thức nào, làm dấy lên hoài nghi về việc liệu các điều khoản đã được hai bên đồng ý hay chưa.

Trong khi đó, Brent đã cố gắng xóa bỏ rào cản 65 đô la kể từ hiệp ước hôm thứ Sáu của các nhà sản xuất dầu thế giới để cắt giảm nguồn cung toàn cầu tới 2,1 triệu thùng, tương đương 2,1% nguồn cung toàn cầu mỗi ngày.

Mới đây OPEC đã điều chỉnh lại dự báo rằng sẽ có sự thiếu hụt một chút trên thị trường dầu trong năm tới, cho thấy thị trường này thắt chặt hơn so với suy nghĩ trước đây.

Tuy nhiên ngay sau đó thì IEA cho rằng tồn kho dầu toàn cầu có thể tăng mạnh trong giai đoạn 3 tháng đầu năm tới bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC và các đồng minh cũng như sản xuất dự kiến thấp hơn ​​của Mỹ và các quốc gia không thuộc OPEC khác.

Giá dầu vẫn duy trì trong một phạm vi hẹp nhất định, nhưng WTI đã sẵn sàng để kiểm tra mức kháng cự quan trọng giữa 60 và 62, đặc biệt là nếu có chất xúc tác lạc quan như là Hiệp định thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một được công bố trong tuần này.

Giá sẽ tiếp tục biến động và phụ thuộc vào diễn biến cuộc đàm phán. Tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước thời gian áp thuế mới vào ngày 15/12 sẽ được các trader chú ý, nhất là với một vị Tổng thống với các lời phát biểu bất nhất như Trump.

Bản tin dầu thô sáng ngày 13/12/2019

Hủy bỏ thuế quan Trung Quốc hoặc nhu cầu dầu yếu kém, cái nào lớn hơn? Các nhà giao dịch dầu mỏ rõ ràng nghĩ rằng cái đầu tiên, đẩy giá dầu thô tăng trong phiên thứ Năm do các dấu hiệu chính quyền Trump sẽ rút lại các mức thuế cao hơn vào cuối tuần này đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Cả West Texas Intermediate và Brent đều tăng khoảng 1% mỗi khi các thương nhân nhìn xa hơn dự báo nhu cầu dầu yếu kém trong năm tới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) để tập trung vào suy đoán rằng thuế quan đối với Trung Quốc có thể không xảy ra. Bloomberg đã báo cáo rằng một "thỏa thuận về nguyên tắc" đã đạt được trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trump cũng đã tweet trước đó rằng hai bên đã rất gần với một thỏa thuận - mặc dù không phải ai cũng mua vào với câu chuyện này vì tổng thống thường dùng những ngôn ngữ như vậy mà không có kết quả nào.

WTI tháng 1 CLF20 tăng 42 cent, tương đương 0,7%, ở mức 59,18 đô la/thùng.

Brent tháng 2 BRNG20 tăng 48 cent, tương đương 0,8%, ở mức 64,20.

Dầu đã giảm trước đó trong ngày sau khi IEA cho biết tồn kho dầu toàn cầu có thể tăng mạnh trong giai đoạn 3 tháng đầu năm sau bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC và các đồng minh cũng như sản xuất dự kiến thấp hơn ​​của Mỹ và các quốc gia không thuộc OPEC khác.

"Mặc dù có những bổ sung cắt giản và giảm dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC năm 2020 xuống còn 2,1 triệu thùng mỗi ngày, tồn kho dầu toàn cầu có thể tăng 700.000 thùng/ngày trong quý 1 năm 2020", IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng phát hành thứ Năm.

OPEC, trong báo cáo hàng tháng của mình phát hành thứ Tư, cho biết họ dự kiến ​​một mức thâm hụt thị trường dầu nhỏ trong năm tới, cho thấy thị trường thắt chặt hơn so với suy nghĩ trước đây.

Dự báo dầu thô sáng ngày 13/12/2019

Sự không chắc chắn về thuế quan đã ảnh hưởng đến cả giá cả và khối lượng giao dịch dầu kể từ đầu tuần. WTI đang chật vật với mốc kháng cự 60 đô la, trong khi Brent đã cố gắng xóa bỏ rào cản 65 đô la kể từ hiệp ước hôm thứ Sáu của các nhà sản xuất dầu thế giới để cắt giảm nguồn cung toàn cầu tới 2 triệu thùng, tương đương 2% nguồn cung toàn cầu mỗi ngày.

Trong khi hầu hết các nhà phân tích vẫn dự báo thặng dư cung vào đầu năm 2020, thì việc cắt giảm sản lượng sâu hơn của các nhà sản xuất quốc tế là diễn biến giúp gia tăng lạc quan. OPEC + đã đạt được thỏa thuận vào tuần trước để cắt giảm thêm 500.000 thùng mỗi ngày trong sản xuất dầu bắt đầu vào tháng 1, giảm tổng cộng 1,7 triệu thùng từ mức tháng 10 năm 2018.

Mới đây OPEC đã điều chỉnh lại dự báo rằng sẽ có sự thiếu hụt một chút trên thị trường dầu trong năm tới, cho thấy thị trường này thắt chặt hơn so với suy nghĩ trước đây.

Tuy nhiên ngya sau đó thì IEA cho rằng tồn kho dầu toàn cầu có thể tăng mạnh trong giai đoạn 3 tháng đầu năm sau bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC và các đồng minh cũng như sản xuất dự kiến thấp hơn ​​của Mỹ và các quốc gia không thuộc OPEC khác.

Bất chấp khả năng phục hồi gần đây của thị trường, giá dầu vẫn duy trì trong một phạm vi hẹp nhất định, nhưng WTI đã sẵn sàng để kiểm tra mức kháng cự quan trọng giữa 60 và 62, đặc biệt là nếu có chất xúc tác lạc quan như là Hiệp định thương mại Mỹ-Trung gian đoạn một được công bố trong tuần này.

Giá sẽ tiếp tục biến động và phụ thuộc vào diễn biến cuộc đàm phán. Tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước thời gian áp thuế mới vào ngày 15/12 sẽ được các trader chú ý.

Giá sẽ có sự điều chỉnh giảm trở lại một chút nhưng nhìn chung sẽ vẫn duy trì trên 57 USD, trừ khi đàm phán Mỹ-Trung một lần nữa bị đổ vỡ.