Bản tin dầu thô chiều 13/11/2020
Dầu giảm giá vào sáng thứ Sáu khi đại dịch COVID-19 tái khẳng định sự ảnh hưởng của nó đối với đà tăng giá của tuần này. Tuy nhiên, giá vẫn đang hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh hy vọng về vắc xin.
Dầu Brent giảm 1,59% xuống 42,84 USD và dầu WTI tương lai giảm 1,97% xuống 40,31 USD. Cả hai hợp đồng tương lai Brent và WTI đang đều hướng tới mức tăng khoảng 10% trong tuần này.
Lo ngại về nhu cầu đã làm kìm hãm một tuần tăng giá khi làn sóng thứ hai của các ca nhiễm COVID-19 xuất hiện trên khắp nước Mỹ và châu Âu, đe dọa làm giảm hoạt động kinh tế hơn nữa. Tại Mỹ, các ca nhiễm coronavirus đã đạt mức cao kỷ lục 14.231 ca mỗi ngày, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, và dự kiến con số này sẽ còn cao hơn.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của Fujitomi Co, nói với Reuters: “Các ca nhiễm coronavirus đang gia tăng trên toàn cầu đã làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu yếu hơn”.
Tin tốt về mặt trận vacxin từ Pfizer Inc (NYSE: PFE) và BioNTech (F: 22UAy) vào đầu tuần nay đã được tính vào giá, với sự phấn khích ban đầu chuyển sang nhận ra rằng bất kỳ hiệu quả nào cũng sẽ chỉ được nhìn thấy rõ ràng vào năm 2021.
Saito cũng cho biết: “Các quan điểm cho rằng sẽ mất thời gian để thấy được bất kỳ lợi ích nào từ vắc-xin COVID-19 cũng khiến các nhà đầu tư từ bỏ các vị thế mua của họ”, hợp đồng tương lai WTI có vẻ sẽ hướng tới khoảng 39,5 USD/thùng.
Phản ứng lại tình hình toàn cầu, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của tổ chức này (OPEC +) đang tìm cách duy trì việc cắt giảm nguồn cung cho tới năm 2021, theo thỏa thuận giữa các thành viên.
Saito cho biết: “Thị trường phần lớn chưa tính đến khả năng trì hoãn nới lỏng cắt giảm”.
Dữ liệu nguồn cung dầu thô do Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) công bố hôm thứ Năm cho thấy mức tăng bất ngờ 4,278 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 6 tháng 11, trái ngược với mức dự báo giảm 913.000 thùng.
Bản tin dầu thô sáng ngày 13/11/2020
Giá dầu quay đầu suy giảm trong phiên thứ Năm, chịu sức ép bởi sự gia tăng mạnh mẽ của số ca nhiễm Covid-19 đang cản trở nền kinh tế toàn cầu, cùng với đà tăng bất ngờ trong dự trữ dầu thô tại Mỹ.
Các hợp đồng dầu thô tương lai dao động cùng chiều với chứng khoán Mỹ, vốn cũng giảm điểm do lo ngại về dịch bệnh Covid-19. Châu Âu đang gặp khó khăn với sự tăng vọt số ca nhiễm và các lệnh giãn cách xã hội mới. Ở Mỹ, số ca nhiễm mới Covid-19 đã vượt 100.000 ca mỗi ngày trong nhiều ngày qua, và hơn chục bang đã tăng gấp đôi số ca bệnh trong 2 tuần qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu WTI giảm 33 cent xuống 41,12 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent mất 27 cent còn 43.53 USD/thùng.
Dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cũng góp phần nới rộng đà suy giảm, khi cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 4,3 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm 913.000 thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều nhảy vọt trong tuần này sau khi tin tức cho hay thử nghiệm của một loại vaccine ngừa Covid-19 đang được phát triển bởi Pfizer Inc và BioNTech có hiệu quả 90%, qua đó làm tăng hy vọng rằng đại dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát.
Tuy nhiên, ngay cả với những tiến triển đó, nhu cầu dầu vẫn biến động. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu toàn cầu khó có thể tăng đáng kể cho đến năm 2021, nếu vaccine thành công.
Tương tự, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo nhu cầu trong báo cáo phát hành ngày 11/11, cho biết tiêu thụ dầu sẽ phục hồi chậm hơn vào năm 2021 so với dự kiến trước đó bởi vì tình hình dịch bệnh.
Bộ trưởng Năng lượng Algeria cho biết OPEC+ – nhóm gồm OPEC và các đồng minh bao gồm Nga – có thể gia hạn cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày đến năm 2021, hoặc cắt giảm nhiều hơn nữa nếu cần.