Bản tin dầu thô chiều 13/9/2019
Giá dầu tiếp tục giảm do những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu chậm lại bất chấp những ám chỉ về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc, hướng tới một tuần giảm sau nhiều ngày biến động lên xuống.
Dầu thô Brent (LCOc1) giảm 18 cent, tương đương 0,3%, ở mức 60,20 USD/thùng, trong khi WTI (CLc1) giảm 14 cent, tương đương 0,3%, ở mức 54,95 USD.
Brent đã giao dịch trong phạm vi gần 5 đô la trong tuần này và đang hướng tới tuần giảm đầu tiên trong năm tuần. Tương tự, dầu thô Mỹ cũng đang hướng tới tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
Sự lo lắng về tác động kinh tế của tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến các nhà đầu tư thờ ơ trước cam kết mạnh mẽ từ các nhà sản xuất của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) để cắt giảm sản lượng.
"Một lần nữa, đó là một trận chiến giữa các lực của OPEC và những yếu tố làm chậm tăng trưởng toàn cầu", Greg McKenna, chiến lược gia tại McKenna Macro nói.
Sự tin tưởng thấp vào thị trường đã được các nhà kinh tế phản ánh trong một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters, gần 80% trong số hơn 60 nhà kinh tế họ dự đoán rằng thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ xấu đi hoặc tốt nhất cũng chỉ là giữ nguyên trong năm tới.
Xác suất trung bình của một cuộc suy thoái ở Mỹ trong hai năm tới ở mức cao 45% và khả năng suy thoái trong 12 tháng tiếp theo ở mức 30%.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Năm, ông sẽ không loại trừ một thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc về thương mại, mặc dù ông thích một thỏa thuận toàn diện hơn.
Chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên thứ Sáu nhờ các dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc, trong khi chính sách kích thích mạnh mẽ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng giúp chống lại những lo lắng về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, tại thị trường dầu mỏ, lo ngại về việc liệu Trump có thể đạt được tiến bộ trong tranh chấp thương mại đã làm lu mờ thỏa thuận thứ Năm cắt giảm sản lượng của OPEC bằng cách yêu cầu hai thành viên Iraq và Nigeria đưa sản xuất của họ trở lại phù hợp với các chỉ tiêu.
OPEC đang cố gắng ngăn chặn tình trạng thừa cung trong bối cảnh sản xuất của Mỹ tăng vọt và nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
OPEC + đã tuân thủ quá mức trung bình với mức cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày đã được thống nhất khi xuất khẩu của Iran và Venezuela sụp đổ do lệnh trừng phạt.
"Với những giới hạn sản xuất của OPEC và những hạn chế đang diễn ra đối với các quốc gia bị trừng phạt, chúng tôi thấy thị trường sẽ thắt chặt trong quý 4 năm 2019. Điều này sẽ giúp ổn định giá cả", ANZ Research cho biết trong một lưu ý.
"Tuy nhiên, căng thẳng thương mại và giảm nguy cơ trừng phạt cứng rắn hơn đối với Iran và Venezuela sẽ làm hạn chế sự tăng giá".
Những căng thẳng thương mại đang ảnh hưởng tới lĩnh vực vận tải biển khi lưu lượng hàng hóa chậm lại, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hôm thứ Năm.
Điều đó sẽ dẫn đến tăng trưởng yếu hơn so với dự kiến trước đây về nhu cầu dầu từ lĩnh vực vận tải vào năm tới mặc dù đã chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn, cơ quan này cho biết.
Dự báo dầu thô chiều 13/9/2019
Thị trường sắp khép lại một tuần, hướng tới một tuần giảm sau nhiều ngày biến động lên xuống theo các tin tức trên thị trường.
Cuộc họp ủy ban giám sát chung của OPEC không đưa ra được kết quả cụ thể về việc cắt giảm sâu hơn, mà hẹn lại tại cuộc họp sắp tới vào tháng 12, khiến thị trường thêm lo lắng trong bối cảnh có khả năng 1 triệu thùng dầu bị cấm vận của Iran quay trở lại thị trường. Những thách thức đối với OPEC hiện đang trở nên nan giải hơn.
Ngoài ra, sự lo lắng về tác động kinh tế từ tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến các nhà đầu tư thờ ơ trước cam kết mạnh mẽ từ các nhà sản xuất của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) để cắt giảm sản lượng. Do đó, giá dầu lại đang rơi vào tình thế giằng co.
OPEC đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2020 do kinh tế chậm lại, càng nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục nỗ lực ngăn tình trạng thừa cung nếu không muốn giá sụt giảm thêm nữa.
Xangdau.net nhận định WTI sẽ vẫn duy trì trong một phạm vi giao dịch hẹp nhất định và biến động liên tục trong khu vực 54-57.
Bản tin thị trường dầu thô sáng 13/9/2019
Chỉ gần một tuần sau khi xuất hiện như họ đã giành lại thị trường, những nhà đầu cơ giá tăng lại thua lỗ trong phiên thứ Năm. Giá dầu thô giảm ngày thứ ba liên tiếp vì lo ngại rằng các nguồn cung bị trừng phạt của Iran bị trừng phạt có thể sẽ quay trở lại.
Dầu thô West Texas Intermediate đã giảm 66 cent, tương đương 1,2%, ở mức 55,09 USD/thùng do lời cam kết sẽ cân bằng thị trường bằng cắt giảm nguồn cung của OPEC đã bị che mờ bởi lo ngại sẽ sớm có giải pháp cho cấm vận kéo dài gần 1 năm của Mỹ đối với dầu thô Iran. WTI đã giảm tới 1,73 usd trước đó trước khi cắt bớt một số khoản lỗ nhờ hoạt động thu mua khi giá rẻ vào gần cuối phiên.
Dầu thô Brent giảm 43 cent, tương đương 0,7%, ở mức 60,38 USD/thùng. Brent đã giảm tới 1,90usd trước đó.
Cả WTI và Brent đã mất khoảng 4% trở lên kể từ thứ Ba sau khi Nhà Trắng thông báo rằng Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, một chính trị gia diều hâu về vấn đề Iran, đã rời khỏi chính quyền Trump. Trước đó, hai chuẩn dầu đã tăng khoảng 7% mỗi chuẩn trong một đà tăng kéo dài bốn ngày được hỗ trợ bởi sự lạc quan bởi mức giảm tồn kho dầu thô hàng tuần đáng kể của Mỹ.
“Sau khi một con số tồn kho dầu rất lạc quan, thị trường hiện đang điều chỉnh theo khả năng quay trở lại của Iran đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu,” ông Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group ở Chicago, cho biết. Đã có sự sụt giảm liên tục gần 22 triệu thùng dầu thô trong ba tuần qua.
Tin tức trong những ngày gần đây cho rằng Bolton đã ra đi sau khi Tổng thống Donald Trump muốn nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran để thực hiện một thỏa thuận hạt nhân mới cho phép Cộng hòa Hồi giáo xuất khẩu dầu trở lại để không phát triển vũ khí nguyên tử.
Việc bán tháo dầu tăng tốc vào thứ Tư sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo đã điện đàm người đồng cấp Iran Hassan Rouhani để thảo luận về thỏa thuận hạt nhân sẽ thực hiện với Trump. Macron đã đóng vai trò trung gian với Iran và Mỹ.
Với việc Rouhani sẽ tham dự cuộc họp đại hội đồng LHQ tại New York bắt đầu từ ngày 25 tháng 9, suy đoán cho rằng Trump muốn thiết lập một cuộc họp với ông. Các quan chức Iran đã tỏ ra do dự trước ý tưởng về cái mà họ gọi là một bức ảnh cho nhà lãnh đạo của họ với Trump, với ông Rouhani nói thêm rằng ông sẽ đồng ý với bất kỳ cuộc đàm phán khi nào các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ. Trump hôm thứ Tư đã gợi ý rằng ông cởi mở với điều đó.
Nhà Trắng đã cấm buôn bán dầu Iran toàn cầu kể từ tháng 11. Trước lệnh trừng phạt, xuất khẩu dầu của Iran đạt đỉnh khoảng 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 4 năm 2018. Nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ, thêm 1 triệu thùng - phần lớn trong số đó được lưu trữ ngoại quan ở Trung Quốc hoặc trôi nổi ngoài khơi - có thể nhanh chóng xâm nhập vào thị trường toàn cầu.
Đó không phải là sự kiện được OPEC hoan nghênh, họ đang cố gắng buộc các thành viên của mình, Iran, là một trong số họ, cùng nhau duy trì mức hạn chế sản xuất hàng ngày là 1,2 triệu thùng.
Tân Bộ trưởng năng lượng mới của Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman hôm thứ Năm cho biết, vương quốc sẽ tiếp tục tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu vượt mức tuân thủ đã cam kết với liên minh sản xuất OPEC+ bao gồm Nga.
OPEC, trong báo cáo hàng tháng vào thứ Tư, dự báo nhu cầu cho dầu thô của nhóm sẽ trung bình 29,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020, giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với năm nay. Dầu thô Mỹ đã trở thành đối thủ xuất khẩu số 1 của dầu OPEC trong năm nay, vận chuyển ổn định 3 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian gần đây.
Chủ trì cuộc họp của liên minh OPEC hôm thứ Năm, Hoàng tử Abdulaziz cho biết sản lượng của Riyadh h tháng 10 sẽ là 9,89 triệu thùng/ngày và việc cắt giảm sản lượng sâu hơn sẽ được thảo luận trong cuộc họp thường kỳ của OPEC vào tháng 11.
Nhưng những người buôn bán dầu không cảm thấy thoải mái với những lời nói đó vì lịch sử thiếu tuân thủ của các thành viên liên minh như Nga và Iraq.
Làm phức tạp thêm nhiệm vụ của Saudi, Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris một lần nữa cảnh báo về tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu vào thứ Năm.
“Trong những tuần gần đây, căng thẳng ở Vịnh Trung Đông đã giảm bớt và hoạt động của ngành dầu mỏ dường như là bình thường,” IEA cho biết, ám chỉ việc xóa bỏ phí bảo hiểm rủi ro và các mối đe dọa cung.
Dự báo dầu thô sáng 13/9/2019
Rõ ràng là lời lời cam kết sẽ cân bằng thị trường bằng cắt giảm nguồn cung của OPEC đã bị che mờ bởi lo ngại sẽ sớm có giải pháp cho cấm vận kéo dài gần 1 năm của Mỹ đối với dầu thô Iran. Những thách thức đối với OPEC hiện đang trở nên nan giải hơn khi nhóm và đối tác Nga giờ đây phải đối mặt với thực tế rằng dầu Iran được lưu trữ rất có thể sẽ tràn ngập thị trường.
Giá dầu lại đang rơi vào tình thế giằng co: một bên là số liệu tích cực từ tồn kho dầu của Mỹ ở tuần thứ tư liên tiếp; việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng dầu mỏ của Saudi mang lại hy vọng cho thị trường về một thỏa thuận cắt giảm sâu hơn. Tuy nhiên, việc sa thải Cố Vấn An Ninh quốc gia Mỹ John Bolton khiến thị trường đồn đoán Mỹ có thể ngồi vào bàn đàm phán với Iran và 1 triệu thùng dầu từ Tehran có thể sẽ quay trở lại thị trường vốn đang trong tình trạng thừa cung và nhiều lo ngại về nhu cầu thu hẹp do suy thoái toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Xangdau.net nhận định WTI sẽ vẫn duy trì trong một phạm vi giao dịch hẹp nhất định và biến động liên tục trong khu vực 54-57.