Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 13/09/2018

Bản tin chiều 13/9/2018

Giá dầu đảo chiều giảm khi lo ngại kinh tế làm dấy lên những hoài nghi về tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu đang diễn ra. Sự lo lắng này đã lấn át cả số liệu lạc quan về tồn kho Mỹ giảm và cơn bão  Florence đang tiến vào bờ đông nước này khiến giá không duy trì được đà tăng.

Dầu thô kỳ WTI ở mức 69,91 USD/thùng, giảm 46 cent, tương đương 0,7% so với phiên trước. Dầu thô Brent giao tháng 11 giảm 43 cent, tương đương 0,5% xuống mức 79,33 USD/thùng.

Giá giảm do khả năng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu chậm lại vì các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng bất ổn ở thị trường mới nổi.

Các công ty Mỹ ở Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi thuế quan trong cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, theo một cuộc khảo sát của hàng trăm doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ vận động hành lang đằng sau cuộc thăm dò ý kiến để thúc giục chính quyền Trump xem xét lại cách tiếp cận của mình.

Chính quyền Trump đã mời các quan chức Trung Quốc khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại, ngay khi Washington chuẩn bị leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bằng việc đánh thuế lên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.

Benjamin Lu của công ty môi giới Phillip Futures tại Singapore cho biết hôm thứ Năm rằng các tranh chấp thương mại Trung-Mỹ "đã gợi lên sự không chắc chắn đáng kể đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu".

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hôm thứ Tư đã hạ dự báo của mình cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019, chỉ ra những rủi ro kinh tế.

Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết nhu cầu dầu thế giới trong năm tới sẽ tăng 1,41 triệu thùng/ngày, thấp hơn 20.000 thùng/ngày so với tháng trước và là lần giảm thứ hai liên tiếp trong dự báo.

Mặc dù vậy, triển vọng ngắn hạn đối với thị trường dầu là nguồn cung thắt chặt hơn.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,3 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7/9 xuống còn 396,2 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2015 và thấp hơn 3% so với mức trung bình 5 năm trong thời gian này của năm, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết hôm thứ tư.

Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm 100.000 thùng/ngày, xuống còn 10,9 triệu thùng/ngày do ngành này phải đối mặt với những hạn chế về năng lực đường ống.

Nhưng tồn kho sản phẩm chưng cất lại tăng, nó cho thấy nhu cầu nhiên liệu của Mỹ có lẽ đang suy yếu. Cụ thể, dự trữ xăng tăng 1,3 triệu thùng, trong khi kho dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu nóng, tăng 6,2 triệu thùng, số liệu của EIA cho thấy.

Dự báo

Sau khi bứt phá thành công mức mục tiêu ban đầu 70 vào phiên tối qua, cần theo dõi tiếp để xác định liệu đà tăng có đủ mạnh để tiếp tục chọc mốc 71 hay không. Nhưng theo nhận định thì cần một lực hỗ trợ mạnh từ những tin tức tích cực hơn để đẩy giá lên được ngưỡng này.

Do đó, cần phải cẩn trọng quan sát lực đầu cơ giữa trader giá lên và giá xuống. Trong khi bulls đang ra sức tìm cách chiếm lại quyền kiểm soát thị trường với mục tiêu ban đầu là 70, nhưng sự xuất hiện đông đảo của bear sẽ làm gián đoạn nỗ lực này. Do đó xu hướng giá sắp tới sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh trong từng phiên giao dịch. Vì vậy xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá để duy trì trên mức 70 trong giai đoạn trong đến giữa tuần sau, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm, và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang bằng các đợt áp thuế lẫn nhau.

Tuy nhiên một loạt các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Mỹ sẽ mang theo những yếu tố bất ngờ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào đường đi cũng như tác động của các cơn bão vào khu vực này. Thị trường đang chờ đợi báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA vào tối nay, dự kiến cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Bản tin sáng ngày 13/09/2018

Dầu kỳ hạn chốt tăng hôm thứ Tư cao hơn, do sự suy giảm khổng lồ trong nguồn cung dầu thô trong nước cũng như sự không chắc chắn liên quan đến tác động năng lượng từ cơn bão Florence đã nâng giá dầu chuẩn Mỹ vượt mức 70USD  một thùng.

Giá dầu thô chuẩn toàn cầu, trong khi đó, chạm mức cao trên 80 đô la một thùng - mức giá mà Brent chưa đạt được mức chốt kể từ tháng 12 năm 2014.

Hợp đồng kỳ hạn West Texas Intermediate tháng 10 CLV8, chuẩn của Mỹ, tăng 1,12 USD, tương đương 1,6%, lên mức 70,37 USD/thùng. Giá cả dựa trên các hợp đồng front-month đánh dấu mức chốt cao nhất kể từ ngày 20 tháng 7.

Dầu Brent tháng 11 LCOX8, tăng 68 cent, tương đương 0,9%, chốt mức 79,74 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe sau khi chạm mức cao 80,13 USD trong phiên. Mức chốt ngày hôm qua của chuẩn toàn cầu là mức cao nhất kể từ ngày 23 tháng 5.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,296 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 7/9, vượt dự đoán giảm 1,3 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Sự sụt giảm mạnh trong nguồn cung dầu thô là do nhập khẩu giảm khoảng 0,443 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu giảm 0,20 triệu thùng/ngày, số liệu từ EIA cho thấy.

Các kho dự trữ xăng tăng 1,250 triệu thùng, thấp hơn mức tăng dự đoán là 1,321 triệu thùng, trong khi nguồn cung chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu sưởi - tăng 6,63 triệu thùng, cao hơn dự đoán tăng 1,446 triệu thùng.

Mức tăng trong sản phẩm là do như hoạt động lọc dầu đã tăng lên 97,6% công suất trong tuần trước từ mức 96,6% của tuần trước đó, với dầu thô đầu vào trung bình khoảng 17,857 triệu thùng/ngày, tăng 0,210 triệu thùng so với tuần trước đó, EIA cho biết.

Sản lượng nội địa giảm xuống còn 10,9 triệu thùng/ngày, giảm 0,1 triệu thùng/ngày so với tuần trước đó, nhưng vẫn ở mức cao kỷ lục.

Sự gia tăng giá dầu thô xuất hiện trong bối cảnh một báo cáo tháng trái chiều từ OPEC, trong đó nhóm này đã cắt giảm dự báo nguồn cung ngoài OPEC cho năm nay và 2019, nhưng đã hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ.

OPEC cho biết tăng trưởng ​​nhu cầu là 1,41 triệu thùng/ngày vào năm 2019, mức giảm 20.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Sản lượng OPEC cho tháng 8 (từ các nguồn tin gián tiếp) tăng 0,278 triệu thùng/ngày lên 32,57 triệu thùng / ngày, được hỗ trợ bởi sản lượng tăng ở Libya, Iraq, Nigeria và Saudi Arabia, phần nào bù đắp cho sự sụt giảm của Iran và Venezuela.

Sản lượng OPEC đã tăng lên kể từ khi nhóm cc1 nước sản xuất dầu khí hồi tháng 6 đã đồng ý nâng giới hạn nguồn cung nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hụt các kho dự trữ toàn cầu trong bối cảnh đồn đoán xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ giảm mạnh do các lệnh cấm vận của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào tháng 5, cho phép các biện pháp trừng phạt chống lại Iran quay trở lại. Đợt trừng phạt đầu tiên có hiệu lực vào tháng trước và một loạt các biện pháp trừng phạt thứ hai đối với xuất khẩu dầu thô của Iran được dự kiến ​​sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.

Các nhà quan sát thị trường dầu mỏ cũng đang theo dõi tác động của cơn bão Florence - dự kiến ​​sẽ đổ bộ vào Bắc Carolina vào thứ Năm hoặc thứ Sáu - mặc dù các nhà phân tích cho rằng sự gián đoạn nguồn cung dầu thô là không thể.

Trump hôm thứ Ba nói rằng cơn bão Florence có thể sẽ là một trong những cơn bão tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và kêu gọi mọi người "thoát ra" nếu họ đang trên đường đi của cơn bão.

Dự báo

Giá dầu thô WTI đã tăng trong phiên thứ Tư do sự sụt giảm mạnh trong tồn kho dầu thô của Mỹ và sản lượng khai thác giảm đã làm tăng niềm tin thị trường.

Giá dầu thô đã đạt được mục tiêu chờ đợi tại 71,38 và cho thấy một số xu hướng giảm bị ảnh hưởng bởi stochastic âm, và nó có thể buộc thể hiện một vài biến động đi ngang trước khi tiếp tục xu hướng tăng chính, với mục tiêu kéo dài lên đến 72,70 sau khi vượt qua thành công mức trước đó , trong khi duy trì giá giao dịch trên 68,73 đại diện cho điều kiện ban đầu để tiếp tục xu hướng tăng dự kiến.

Giá đã vượt qua thành công mức 70 nhờ vào một loạt các yếu tố có lợi xuất hiện cùng lúc: báo cáo tích cực của EIA, cơn bão mạnh tại Mỹ, vụ tấn công trụ sở chính của tập đoàn dầu khí NOC của Lybia, cấm vận chống Iran tới gần, cũng như Mỹ tạm thời chấp thuận một vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc.

Tuy nhiên cần phải cẩn trọng quan sát lực đầu cơ giữa trader giá lên và giá xuống. Trong khi bulls đang ra sức tìm cách chiếm lại quyền kiểm soát thị trường với mục tiêu ban đầu  là 70, nhưng sự xuất hiện đông đảo của bear sẽ làm gián đoạn nỗ lực này. Do đó xu hướng giá sắp tới sẽ tiếp tục giằng co và biến động mạnh trong từng phiên giao dịch. Vì vậy xangdau.net dự đoán giá sẽ cố gắng bứt phá để duy trì trên mức 70 trong giai đoạn trong đến giữa tuần sau, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh giảm dần trở lại 68-69 vì Mỹ bước vào giai đoạn tiêu thụ thấp điểm, và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang bằng các đợt áp thuế lẫn nhau.

Tuy nhiên một loạt các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Mỹ sẽ mang theo những yếu tố bất ngờ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào đường đi cũng như tác động của các cơn bão vào khu vực này. Các báo cáo hàng tháng trên thị trường dầu mỏ trong tuần này từ Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA vào thứ Ba, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC vào thứ Tư và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA vào thứ Năm cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.