Bản tin dầu thô sáng ngày 13/02/2020
Giá dầu đã tăng vọt thứ Tư, tăng ngày thứ hai liên tiếp với suy đoán rằng Trung Quốc đang đạt được thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 và Nga sẽ vượt qua các hạn chế ban đầu để hợp tác cắt giảm sản lượng sâu hơn với OPEC.
Chuẩn dầu thô tương lai ở London và New York tăng khoảng 3% trở lên, bỏ qua mức tăng dầu thô hàng tuần của Mỹ, nhiều hơn dự đoán gấp đôi. Thị trường cũng gạt đi mọi lo lắng từ sự thừa nhận của OPEC rằng nhu cầu với dầu của nhóm sẽ giảm 200.000 thùng mỗi ngày trong năm nay vì virus.
Brent, chuẩn toàn cầu được giao dịch tại London, đã tăng 1,78 USD, tương đương 3,3%, ở mức 55,92 USD/thùng.
West Texas Intermediate được giao dịch tại New York, chuẩn Mỹ, đã tăng 1,23 USD, tương đương 2,5%, ở mức 51,17.
Tariq Zahir, thành viên quản lý của Tyche Capital Advisors tại New York, cho biết, thị trường đang tăng giá dựa trên OPEC khi nhóm gợi ý rằng có lẽ sẽ có nhiều hạn chế hơn về nguồn cung của mình mặc dù Nga ngần ngại đồng ý cắt giảm sâu hơn. Nỗ lo sợ virus ra khỏi Trung Quốc dường như cũng giảm bớt phần nào với tốc độ lây nhiễm chậm hơn được báo cáo, mặc dù có vẻ như đó không phải là câu chuyện hoàn toàn đầy đủ về điều đó.
Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư rằng số lượng các trường hợp Covid-19 mới được xác nhận trong nước đã giảm trong hai ngày liên tiếp. Tính đến thứ Tư, Trung Quốc đã có 1.114 người chết vì căn bệnh này. Một trường hợp tử vong duy nhất khác là ở Philippines.
Trong khi tỷ lệ lây nhiễm đang giảm ở Trung Quốc có thể chỉ ra rằng các biện pháp kiểm soát hà khắc do nước này thực hiện đang giúp ích, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo rằng vẫn có nhiều ca bênh đang ủ trên khắp thế giới mà không bị phát hiện. Nếu điều đó xảy ra, những gì vẫn được coi là một dịch bệnh tại Trung Quốc có thể phát triển thành một đại dịch toàn cầu.
OPEC, trong báo cáo hàng tháng, cho biết nhu cầu năm 2020 với dầu thô của nhóm sẽ trung bình 29,3 triệu thùng mỗi ngày, ít hơn 200.000 thùng/ngày so với ước tính trước đây. OPEC đã bơm dưới mức đó vào tháng 1, cho thấy thâm hụt nguồn cung năm 2020.
Báo cáo có thể củng cố kịch bản của nhóm rằng khoảng 600.000thùng/ngày nên được đưa ra khỏi thị trường ngay lập tức để hỗ trợ giá, mà đầu tuần này đã giảm 22% so với mức đỉnh tháng 1 trên 75 USD đối với Brent và 65 USD đối với WTI – một mức giảm phần trăm về mặt kỹ thuật được định nghĩa là một thị trường gí giảm.
Tuy nhiên, thành công của OPEC trên việc cắt giảm 600.000 thùng/ngày sẽ xoay quanh sự hợp tác từ Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, đã hợp tác với nhóm trong phân phối nguồn cung trong hơn ba năm với tư cách là đồng minh, không phải là thành viên. Các nhà khoan dầu của Mỹ những người bơm dầu thô nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác không thể là một phần của bất kỳ sự cắt giảm nào của OPEC.
Trong khi OPEC dự đoán sự sụt giảm lớn về nhu cầu đối với dầu của họ, Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA đã báo cáo mức tăng lớn hàng tuần trong hàng tồn kho dầu thô trong nước.
Các kho dự trữ thô đã tăng 7,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7/2, so với kỳ vọng từ các nhà phân tích về mức tăng 3 triệu thùng.
Các kho dự trữ xăng giảm 95.000 thùng, so với kỳ vọng tăng 550.000 thùng, EIA cho biết.
Tồn kho chưng cất giảm 2 triệu thùng, so với dự báo giảm 560.000 thùng.
Dự báo dầu thô sáng ngày 13/02/2020
Thị trường tăng giá dựa trên OPEC khi nhóm gợi ý rằng có lẽ sẽ có nhiều hạn chế hơn về nguồn cung của mình mặc dù Nga ngần ngại đồng ý cắt giảm sâu hơn. Nỗ lo sợ virus lây lan ngoài Trung Quốc dường như cũng giảm bớt phần nào với tốc độ lây nhiễm chậm hơn được báo cáo, mặc dù có vẻ như không chắc chắn về điều đó.
Nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo rằng vẫn có nhiều ca bênh đang ủ trên khắp thế giới mà không bị phát hiện. Nếu điều đó xảy ra, những gì vẫn được coi là một dịch bệnh tại Trung Quốc có thể phát triển thành một đại dịch toàn cầu.
Sự vắng mặt của các trường hợp nhiễm bệnh mới tại Mỹ đang trấn an thị trường không có gì nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ trải qua một đợt nhu cầu giảm khá đáng kể. Và nếu dịch bệnh này lan rộng hơn ở châu Âu, hoặc ở Mỹ, chúng ta sẽ thấy nhu cầu còn giảm hơn nữa.
Các thị trường sẽ quan tâm nhất đến việc dịch coronavirus đang ảnh hưởng đến động lực cung và cầu toàn cầu trong thị trường năng lượng như thế nào.
Tậm lý thị trường đang nghiêng về phía giảm giá hơn nữa do Nga vẫn đang chần chưa đưa ra quyết định có tham gia cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày nữa hay không sau khi có khuyến nghị từ Ủy ban Kỹ thuật Chung JTC.
Ngoài ra giá đang quanh quẩn mức 50 là nhờ tinh hình Lybia đang xấu đi với nguồn cung của nước này đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày chỉ còn gần 200.000 thùng/ngày. Và nếu như đàm phán hòa bình mà LHQ tổ chức đạt được những tiến triển tốt đẹp thì khả năng Lybia phục hồi lại một phần sản xuất trong vài tuần là rất có thể và điều đó sẽ càng làm phức tạp hơn nỗ lực của OPEC và gây sức ép giảm hơn nữa lên thị trường với mục tiêu giá hướng sâu xuống dưới 50.