Bản tin chiều 12/12/2018
Giá dầu tăng trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng mạnh và kỳ vọng rằng việc cắt giảm sản lượng do OPEC dẫn đầu cho năm 2019 sẽ ổn định cân bằng cung-cầu. Sự gián đoạn đối với xuất khẩu dầu của Libya sau khi dân quân địa phương chiếm giữ mỏ dầu lớn nhất nước, El Sharara, cũng đang hỗ trợ giá.
Dầu thô WTI giao hàng tháng 1 tăng 0,52% lên mức 52,22 USD/thùng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York. Sàn giao dịch liên lục địa Luân Đôn cho thấy dầu Brent giao tháng 2 tăng 1,0% lên 60,81 USD/thùng.
Giá dầu cao hơn xuất hiện trong bối cảnh thị trường chứng khoán châu Á tăng mạnh hơn sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm thuế đối với ô tô sản xuất tại Mỹ xuống 15% từ mức 40% hiện tại. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Reuters rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra để xoa dịu tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các bản tin cho thấy sản lượng mất 315.000 thùng mỗi ngày từ mỏ dầu El Sharara, bị một nhóm dân quân địa phương chiếm giữ vào cuối tuần. Trong khi đó, Công ty Dầu khí Quốc gia của Libya (NOC) đã báo cáo mức sản lượng bị mất 73.000 thùng/ngày tại một mỏ dầu khác, El Feel.
Mặc dù thị trường tự tin hơn vào thứ Ba, nhưng các nhà phân tích cảnh báo về sự suy giảm kinh tế.
"Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ hạ nhiệt trong năm 2019-2020, khi lãi suất tăng và lạm phát bắt đầu làm hạn chế tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển quan trọng, và sự không chắc chắn của thị trường làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản ở các thị trường mới nổi", Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết trong báo cáo triển vọng mới nhất.
"Việc hạn chế sản xuất của OPEC sẽ ổn định thị trường", ngân hàng ANZ cho biết hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, Fereidun Fesharaki của công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết trong một lưu ý rằng việc cắt giảm do OPEC dẫn đầu có thể sẽ "không đủ để dọn sạch hàng tồn kho trong giai đoạn ba tháng mục tiêu cho đến cuối quý 1 năm 2019".
Do đó, FGE cho biết giá "có khả năng dao động trong phạm vi 55- 60 USD mỗi thùng đối với Brent, WTI trong khoảng 50-55 USD mỗi thùng với cung-cầu hiện nay."
Dự báo
Hiện nay có nhiều lo lắng xung quanh việc tuân thủ thỏa thuận sản xuất dầu để cắt giảm sản lượng, cũng như lo ngại về sự viễn cảnh suy giảm trong nhu cầu năng lượng.
Dù thỏa thuận chung của OPEC + về việc cắt giảm nguồn cung có thể vẫn hỗ trợ thị trường trong những tháng tới nhưng sự thiếu vắng những mục tiêu cụ thể đang khiến thị trường miễn cưỡng thực hiện hành động giá tích cực. Trong thời gian tới, điều đó có nghĩa là cần có thêm bằng chứng thực tế nhìn thấy được về bất kỳ việc giảm nguồn cung nào, đặc biệt là từ Saudi và Nga.
Trong bối cảnh hai lực khiến giá tăng và giảm có vẻ như đang cân bằng, thị trường đang chờ đợi các báo cáo số liệu quan trọng về cung-cầu từ OPEC, EIA (ngày 12/12) và IEA (ngày 13/12). Vì vậy nếu không có yếu tố bất ngờ nào tác động thì giá có xu hướng dao động đi ngang và nằm trong phạm vi giao dịch 51-53.
Bản tin sáng ngày 12/12/2018
Biến động đang quay trở lại với dầu mỏ, với mức dao động hàng ngày từ 2% đến 3%, do các thương nhân và nhà đầu tư bị cuốn vào các chủ đề đối nghịch như cắt giảm sản xuất và gián đoạn nguồn cung so với nỗi sợ tăng trưởng và nhu cầu năng lượng chậm lại.
Sau khi chốt tăng 2% vào thứ Sáu sau thông báo cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh, sau đó giảm 3% vào thứ Hai do lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc và Brexit, giá dầu tăng hơn 1% vào thứ Ba, được hỗ trợ bởi việc gián đoạn cung Libya.
Dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ đã tăng 65 cent, tương đương 1,3%, ở mức 51,65 USD/thùng, sau khi tăng gần 3% trước đó trong ngày. Chỉ còn ba tuần nữa là kết thúc năm 2018, WTI vẫn giảm khoảng 15% trong năm và thấp hơn 32% so với mức cao nhất trong bốn năm gần 77 USD/thùng đạt được vào đầu tháng 10.
Brent, chuẩn toàn cầu đối với dầu thô, tăng 23 cent, tương đương 0,4%, lên 60,20 USD/thùng). Brent giảm gần 10% trong năm và thấp hơn 30% so với mức cao nhất trong 4 năm gần 87 USD/thùng đạt được hai tháng trước.
"Nhìn chung, dòng tiền vẫn bị hạn chế theo quan điểm của chúng tôi vì giao dịch tự do ở mức tối thiểu vì chúng ta gần đến cuối năm trong khi thị trường không chắc chắn về việc có nên chú ý đến khái niệm ít dầu hơn từ OPEC và Canada hay không, hoặc chú ý đến khả năng nhu cầu bị sụt giảm do điều mà thị trường nhìn nhận như là suy thoái toàn cầu,” Scott Shelton, nhà môi giới và phân tích của ICAP (LON: NXGN) tại Durham, NC.
Về Libya, các quan chức đã trích dẫn tổn thất sản xuất là 315.000 thùng mỗi ngày từ mỏ dầu El Sharara, nơi bị một nhóm dân quân địa phương chiếm đóng vào cuối tuần. Ngoài ra, Công ty Dầu khí Quốc gia của Libya (NOC) đã báo cáo khoản mất mátthêm 73.000 thùng/ngày tại một mỏ dầu khác, El Feel.
Bù đắp tâm lý tích cực đó là nhận xét của Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak rằng Moscow sẽ chỉ có thể giảm 50.000 đến 60.000 thùng/ngày trong tháng 1 từ cam kết tại cuộc họp OPEC tuần trước sẽ cắt giảm 228.000 thùng/ngày trong sáu tháng tới.
Thú vị hơn đó là dự báo mới nhất về sản xuất dầu của Mỹ trong năm 2019 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA. Triển vọng năng lượng ngắn hạn của EIA đưa sản lượng của Mỹ cho năm tới ở mức trung bình cao 12,1 triệu thùng/ngày, so với mức trung bình 10,9 triệu thùng/ngày dự kiến trong năm nay. Mức tăng ròng 1,2 triệu thùng/ngày về cơ bản sẽ chiếm toàn bộ nguồn cung OPEC và các đồng minh dự định cắt giảm trong năm tới để vực dậy giá cả.
Giá dầu ban đầu tăng vọt vào thứ Sáu tuần trước sau khi Nga và các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC khác đề nghị cắt giảm thêm 400.000 thùng/ngày cộng với giảm 800.000 thùng/ngày mà Saudi và phần còn lại của OPEC dự định đưa ra khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm sau. Nhưng đà tăng giá đã mờ dần vào thứ Hai với quan điểm rằng việc cắt giảm không giải thích cho làn sóng cung của Mỹ có thể đến trong sáu tháng tới nếu giá phục hồi.
Các nhà phân tích cho biết, EIA sẽ công bố số liệu thống kê cung-cầu hàng tuần vào thứ Tư, với dự kiến cơ quan này sẽ công bố mức giảm gần 3 triệu thùng trong tuần trước.
Dự báo
Giá dầu kỳ hạn tăng hôm thứ Ba, sau sự gián đoạn ngắn hạn về sản lượng của Libya, nhưng mức chốt đã thấp hơn nhiều mức tăng 3% đầu phiên do dự không chắc chắn xung quanh việc tuân thủ thỏa thuận sản xuất dầu để cắt giảm sản lượng, cũng như lo ngại về sự viễn cảnh suy giảm trong nhu cầu năng lượng.
Trong khi thỏa thuận chung của OPEC + về việc cắt giảm nguồn cung bổ sung vẫn có thể hỗ trợ thị trường trong những tháng tới, sự thiếu vắng những mục tiêu cụ thể đang khiến thị trường miễn cưỡng thực hiện hành động giá tích cực. Trong thời gian tới, điều đó có nghĩa là cần có thêm một bằng chứng thực tế nhìn thấy được về bất kỳ việc giảm nguồn cung nào, đặc biệt là từ Saudi và Nga.
Trong bối cảnh hai lực khiến giá tăng và giảm có vẻ như đang cân bằng, thị trường đang chờ đợi các báo cáo số liệu quan trọng về cung-cầu từ OPEC, EIA (ngày 12/12) và IEA (ngày 13/12). Vì vậy nếu không có yếu tố bất ngờ nào tác động thì giá có xu hướng dao động đi ngang và nằm trong phạm vi giao dịch 51-53.