Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 12/07/2018

Bản tin chiều 12/7/18

Giá dầu tăng trở lại sau phiên giảm mạnh nhất trong hai năm do nguồn cung được khôi phục sau những sự cố gián đoạn khiến nhà đầu tư vội vàng chốt lời.

Dầu thô WTI giao tháng 8 ở mức 70,78 USD/thùng, tăng 40 cent. Dầu Brent giao tháng 9 tăng 1.3 USD lên 74,7 USD/thùng.

Giá dầu bị sức ép hôm thứ Tư khi có tin tức Libya sẽ khôi phục xuất khẩu dầu, trong khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang cũng làm tăng lo ngại về nhu cầu.

Tập đoàn Dầu quốc gia Libya thông báo rằng bốn kho cảng xuất khẩu đã được mở cửa trở lại và cho phép khoảng 850.000 thùng dầu quay trở lại thị trường mỗi ngày.

Ngoài ra, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6 và từ đầu năm cho đến nay tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.

Tổ chức các nước xuất khẩu (OPEC) dự báo trước đó rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt 100 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong năm 2019, nhưng cảnh báo căng thẳng thương mại có thể tác động tiêu cực đến thị trường.

Ngoài ra, đang có đồn đoán về khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cản trở Nga trong việc nâng giá dầu nhằm đẩy giá dầu xuống thấp trong bối cảnh sắp đến thời điểm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Dự báo

Với các yếu tố trái chiều khiến giá có xu hướng biến động lên xuống trong từng phiên giao dịch, dự báo phạm vi của giá WTI sẽ nằm trong khoảng 70-75 USD cho đến hết tháng 7 (chủ yếu trong khu vực 72-74), trong bối cảnh số liệu nguồn cung bất ổn vì còn tùy thuộc vào việc khắc phục những gián đoạn cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Bản tin sáng ngày 12/7/2018

Hợp đồng tương lai dầu thô giảm mạnh hôm thứ Tư, với chuẩn Mỹ có phiên giảm mạnh nhất trong 13 tháng do lo sợ nhu cầu tiêu thụ trì trệ cũng như sản xuất phục hồi lại từ Lybia đã che mờ số liệu báo cáo cho thấy mức giảm hàng tuần mạnh nhất trong nguồn dầu thô nội địa trong gần 2 năm.

Dầu thô West Texas Intermediate CLQ8 tháng 8, chuẩn Mỹ, tăng 3,73 USD, tương đương 5%, còn 70,38 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange - mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng Sáu. Mức giảm này đánh dấu đà suy thoái theo phần trăm tồi tệ nhất cho một hợp đồng giao dịch cao nhất kể từ ngày 7 tháng 6 năm 2017 và mức giảm mạnh nhất trên cơ sở đồnt đô la kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2015, theo WSJ Market Data Group.

Dầu thô Brent LCOU8 tháng 9, giảm 5,9% xuống còn 73,40 USD/thùng tại sàn giao dịch ICE Futures London, đánh dấu mức chốt thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 6. Mức đó cũng thể hiện mức giảm phần trăm mạnh nhất của chuẩn quốc tế trong một phiên kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2016 và mức giảm mạnh nhất trên cơ sở điểm kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2013.

Các kho dự trữ dầu thô Mỹ giảm 12,633 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 6/7, vượt kỳ vọng giảm 4,489 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Mức giảm mạnh trong cung dầu thô là do nhập khẩu giảm 1,315 triệu thùng/ngày, và sản lượng vẫn ở mức tương đối khoảng 10,9 triệu thùng/ngày, theo EIA. Việc ngừng sản xuất tại Syncrude của Canada - có khả năng sản xuất 350.000 thùng dầu/ngày - tiếp tục gây sức ép lên nguồn cung dầu thô ở Bắc Mỹ.

Các kho dự trữ xăng - một trong những sản phẩm được dầu thô được tinh chế thành - giảm 0,649 triệu thùng, thấp hơn kỳ vọng giảm 0,750 triệu thùng, trong khi nguồn cung nhiên liệu chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu nóng - bất ngờ tăng 4,25 triệu thùng, so với kỳ vọng tăng 1,2 triệu thùng.

Báo cáo hàng tồn kho tích cực này hầu như không cải thiện tâm lý trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung toàn cầu tăng lên do sản lượng OPEC tăng trong tháng trước, trong khi Libya tiếp tục nối lại các hoạt động xuất khẩu, với 0,7 triệu thùng/ngày có thể trở lại thị trường.

Sản lượng OPEC tăng trên 32,3 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng 173.000 thùng/ngày so với tháng trước, theo báo cáo hàng tháng của OPEC. Mức tăng được dẫn dắt bởi sự gia tăng sản lượng của Saudi lên mức kỷ lục kể từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong năm 2016.

Saudi báo cáo rằng nước này bơm gần 10,5 triệu thùng/ngày trong tháng trước, tăng từ khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5.

OPEC, trong báo cáo hàng tháng của mình, dự đoán tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chậm lại, nhưng vẫn tăng 1,45 triệu thùng/ngày vào năm 2019.

Nhóm cũng cho biết họ dự đoán sản lượng ngoài OPEC sẽ tăng 2,1 triệu thùng trong năm 2019, dẫn đầu bởi một sự gia tăng sản lượng của Mỹ.

Dự báo

Giá dầu thô WTI đã giảm mạnh hôm thứ Tư, bỏ qua dữ liệu cho thấy dự trữ lượng dầu thô giảm mạnh của Mỹ do nguồn cung OPEC tăng , và việc mở cửa lại các cảng dầu tại Libya đã làm giảm bớt kỳ vọng của nhà đầu tư về tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.

WTI chốt tại mức 70,38, giảm 3,73 USD, tương đương 5%. Mức cao trong phiên là 74,26 và mức thấp trong phiên là 70.02.

Phân tích kỹ thuật cho thấy giá dầu WTI đã tìm thấy một mức sàn tại 70 USD/thùng sau khi giảm 5%. Việc bán tháo dầu thô trong phiên hôm qa là một kỷ lục và đã chọc thủng xuống dưới đường xu hướng giảm của kênh giá xuống. Có thể sẽ có một số hoạt động chốt lời và một đợi kéo giá quay lại khu vực 71.19-72.00.Tuy nhiên, lực kéo giảm khá mạnh và sự bứt phá mạnh xuống dưới ngưỡng 70.00 sẽ cho thấy sự tiếp tục của xu hướng giảm về phía mức cao 69.44 của phiên ngày 25/6 và ngưỡngc 69.00.

Với các yếu tố trái chiều khiến giá có xu hướng biến động lên xuống trong từng phiên giao dịch, dự báo phạm vi của giá WTI sẽ nằm trong khoảng 70-75 USD cho đến hết tháng 7 (chủ yếu trong khu vực 72-74), trong bối cảnh số liệu nguồn cung bất ổn vì còn tùy thuộc vào việc khắc phục những gián đoạn cả trong ngắn hạn và dài hạn