Bản tin dầu thô sáng ngày 12/6/2020
Dầu thô kỳ hạn giảm mạnh hôm thứ Năm, với chuẩn Mỹ và toàn cầu có ngày giảm lớn nhất trong hơn sáu tuần, do mức tăng hàng tồn kho hàng tuần của Mỹ, bằng chứng về các trường hợp leo thang lây nhiễm coronavirus, và triển vọng kinh tế ảm đạm từ Cục Dự trữ Liên bang FED đã cùng nhau làm suy yếu sự phục hồi giá dầu từ mức thấp lịch sử trong thang 4.
Dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 7 CLN20, chuẩn Mỹ, giảm 3,26 USD, tương đương 8,2%, ở mức 36,34 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York Mercantile Exchange, sau khi tăng 1,7% và đánh dấu mức chốt cao nhất kể từ ngày 6/3 vào thứ Tư. Sự sụt giảm này đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ ngày 27/4 và mức chốt thấp nhất kể từ ngày 1/6, theo dữ liệu thị trường.
Dầu Brent chuẩn toàn cầu giao tháng 8 BRNQ20, giảm 3,18 USD, tương đương 7,6%, ở mức 38,55 USD/thùng trên ICE Futures Europe, sau mức tăng 1,3%. Giá cũng kết thúc ở mức thấp nhất kể từ ngày 1/6 ngày trượt giảm này cũng cho thấy mức sụt giảm mạnh nhất của Brent kể từ ngày 21/4.
Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA đã báo cáo hôm thứ Tư rằng tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 5,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 5/6. Trước đó dự báo của các nhà phân tích được thăm dò bởi Platts là mức giảm trung bình 3,2 triệu thùng.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Tư nhấn mạnh rằng triển vọng kinh tế của Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức khi ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức 0% và 0,25% sau cuộc họp chính sách của mình và cảnh báo rằng hàng triệu người có thể không thể quay lại làm việc.
“Trong những tuần vừa qua, giá dầu đã tăng mạnh do sự hạn chế của nguồn cung đã khiến tồn kho dầu thô trên toàn cầu được kiểm soát, nhưng giá lại một lần nữa chịu áp lực khi mối lo ngại về tốc độ phục hồi nhu cầu tăng lên,” Paola Rodriguez Masiu, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp tại Rystad Energy, viết trong một báo cáo ngắn hôm thứ Năm.
Sự phục hồi yếu hơn từ đại dịch gây cản trở phần lớn nền kinh tế toàn cầu có thể phá hủy nhu cầu dầu thô và các sản phẩm phụ của nó khi ngành công nghiệp này đang chật vật với những lo ngại về tính hiệu quả của các biện pháp nhằm hạn chế sản lượng dầu.
Các thương nhân cũng lo ngại về các dấu hiệu cho thấy các ca lây nhiễm coronavirus ở Mỹ đang tiếp tục tăng và vượt mốc 2 triệu ca khi các doanh nghiệp đang trở lại hoạt động. Số liệu thống kê toàn cầu về coronavirus gây ra COVID-19 đã tăng lên 7,39 triệu tính đến hôm thứ Năm, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Đại học Johns Hopkins.
Robert Yawger, giám đốc năng lượng kỳ hạn tại Mizuho Securities USA, cho biết, “các tài sản có rủi ro, bao gồm cả dầu thô và chứng khoán đang chịu áp lực ngày hôm nay do sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus.” “Bằng chứng đang củng cố rằng một làn sóng thứ hai của các nhiễm COVID-19 đang tăng lên ở Arizona, Texas, Florida và California,” ông đã viết trong một bài viết hôm thứ Năm.
Thị trường dầu mỏ đã phản ứng với việc phục hồi nhu cầu khi hoạt động kinh doanh đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy đại dịch coronavirus đang suy giảm ở hầu hết các nước phát triển, cũng như hiệp ước mới được gia hạn giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh, được biết với tên gọi là OPEC +, để cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày cho đến hết tháng 7.
OPEC + đã thực hiện 85% cắt giảm sản lượng đã thỏa thuận vào tháng trước, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi S & P Global Platts, công bố hôm thứ Tư.
OPEC + đã thức hiện mức tuân thủ cắt giảm 85% trong tháng trước, theo một khảo sát được thực hiện bởi Platts, công bố hôm thứ Tư.