Bản tin chiều 11/8/17
Giá dầu giảm trong phiên thứ Sáu, do ngại về tình trạng dư cung kéo dài mặc dù dự trữ dầu thô Mỹ đã giảm đáng kể so với dự đoán.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát sao tác động của những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên lên thị trường.
Dầu Brent giảm 30 cent, tương đương 0.58%, ở mức 51,60 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 31 cent, tức 0.64%, xuống 48.28 USD/thùng.
Giá dầu đã chạm mức cao 50.22 USD trong phiên thứ Năm, nhưng sau đó lại rời khỏi mốc 50 USD do lo ngại nguồn cung quá mức.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại lên tiếng với Triều Tiên một lần nữa hôm thứ Năm, lời đe dọa sẽ phát động "hỏa lực và sự giận dữ" vào Bình Nhưỡng trước đó của ông nếu nước này châm ngòi một cuộc tấn công có lẽ là không đủ mạnh.
Michael McCarthy, chiến lược gia thị trường của CMC Markets nói: "Tôi nghĩ rằng vấn đề đang ảnh hưởng đến thị trường là cảm tính rủi ro nói chung của việc đe dọa giữa Washington và Bình Nhưỡng”.
Nhà sản xuất dầu mỏ Nga Gazprom Neft đang xem xét việc khôi phục sản xuất tại các mỏ dầu già sau khi kết thúc thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Tối nay sẽ có số liệu giàn khoan, cho thấy hoạt động khoan đá phiến ở Mỹ trong tuần trước, sau khi giảm 1 giàn xuống còn 765 giàn vào tuần kết thúc ngày 28/7.
Dự báo giá WTI tuần sau tiếp tục dao động trong phạm vi 48-50 USD/thùng
Bản tin sáng 11/8/17
Giá dầu giao sau kết phiên 10/8 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 tuần do sản lượng dầu thô của các thành viên OPEC tăng trong tháng 7.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 9 giảm 97 cent, tương đương 2%, xuống 48,59 USD/thùng, mức chốt phiên thấp nhất kể từ 25/7. Giá dầu Brent giao tháng 10 giảm 80 cent, tương đương 1,5%, xuống 51,90 USD/thùng.
Trong báo cáo ra hàng tháng hôm thứ Năm, OPEC nâng dự báo tăng trưởng tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm nay thêm 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. Ngoài ra, tổ chức này cũng cho biết sản lượng tháng 7 của 14 nước thành viên tiếp tục tăng lên đến 32,87 triệu thùng/ngày, từ mức 32,69 triệu thùng/ngày trong tháng 6 do Libya, Nigeria và Saudi Arabia tăng khai thác.
Ngoài sản lượng của OPEC, giới đầu tư còn lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Triều Tiên, gây áp lực lên các hàng hóa thương phẩm, ngoại trừ các tài sản được coi là an toàn như vàng.
Ngưỡng 50 USD vẫn là rào cản tâm lý lớn đối với giá dầu thô Mỹ. Khi tồn kho dầu tiếp tục giảm trong các tuần gần đây, thật dễ dàng giải thích cho xu hướng tăng. Nhưng khi giá bắt đầu chạm mức mà chúng ta biết là có thể thúc đẩy các công ty tăng sản lượng, thị trường lại nhanh chóng chuyển từ lòng tham sang nỗi sợ hãi.
Số liệu tồn kho dầu tạo thuận lợi cho giá, nhưng giá dầu WTI không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 50 USD/thùng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy giới đầu tư không tin rằng nhu cầu tiêu thụ đủ mạnh tương ứng với nguồn cung.
Dự báo giá WTI tuần sau tiếp tục dao động trong phạm vi 48-50 USD/thùng