Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 11/5/2020

Bản tin dầu thô chiều 11/5/2020

Giá dầu giảm gần 1 USD/thùng vào sáng thứ Hai do lo ngại về tình trạng kinh tế ảm đạm và dư cung kéo dài do đại dịch coronavirus kết hợp với việc từ bỏ hỗ trợ cắt giảm nguồn cung tại một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Dầu thô Brent giảm 73 cent, tương đương 2,4%, ở mức 30,24 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI giảm 81 cent, tương đương 3,3%, xuống 23,93 USD/thùng.

Cả hai chuẩn dầu đã ghi nhận mức tăng trong hai tuần qua khi các quốc gia nới lỏng lệnh phong tỏa và nhu cầu nhiên liệu đã phục hồi trở lại một cách khiêm tốn. Sản lượng dầu trên thế giới cũng đang giảm.

Nhưng những dấu hiệu của làn sóng nhiễm coronavirus lần thứ hai ở đông bắc Trung Quốc và Hàn Quốc khiến các nhà đầu tư lo lắng ngay cả khi nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các hạn chế.

"Họ đã gỡ bỏ một số hạn chế nhưng điều đó có nghĩa là điều tồi tệ hơn đã kết thúc?" Tony Nunan, một nhà quản lý rủi ro tại Mitsubishi Corp ở Tokyo cho biết.

Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm mạnh khoảng 30% khi đại dịch coronavirus làm hạn chế sự di chuyển trên toàn thế giới, khiến tồn kho trên toàn cầu tăng lên.

"Các công ty dầu mỏ đang đối phó với rất nhiều thách thức do nhu cầu giảm đột ngột", nhà phân tích dầu khí GlobalData Haseeb Ahmed nói trong một lưu ý.

"Bắc Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu kho chứa nghiêm trọng ... có thể chỉ là vấn đề thời gian, trước khi Mỹ hết dung lượng lưu trữ."

Những lo ngại rằng Mỹ sắp hết dung lượng lưu trữ đã khiến giá WTI rơi vào vùng giá âm vào tháng trước, khiến một số nhà sản xuất trong nước giảm sản lượng.

Một dấu hiệu nữa từ tác động đó, số lượng giàn khoan dầu khí tại Mỹ đã giảm xuống còn 374 trong tuần tính đến ngày 8 tháng 5, mức thấp kỷ lục theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co.

"Mọi người bị ngạc nhiên về việc Mỹ đang ngừng sản xuất nhanh như thế nào và đó chính xác là những gì chúng tôi cần để hỗ trợ giá", ông Nunan cho biết.

"Còn 10 ngày nữa trước khi hợp đồng tháng 6 hết hạn ... nếu hợp đồng WTI có thể tránh được sự sụp đổ khi hết hạn, hy vọng chúng ta đã nhìn thấy đáy."

Bản tin dầu thô sáng 11/5/2020

Giá dầu mở cửa sáng thứ Hai thấp hơn khoảng 1% khi tình trạng dư thừa liên tục gây sức ép lên giá và đại dịch coronavirus đã làm xói mòn nhu cầu dầu toàn cầu ngay cả khi một số chính phủ bắt đầu nới lỏng phong tỏa.

Dầu thô Brent giảm 34 cent, tương đương 1,1%, ở mức 30,63 USD/thùng, trong khi dầu WTI giảm 35 cent, tương đương 1,4%, xuống còn 24,39 USD / thùng.

Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm mạnh khoảng 30% khi đại dịch coronavirus làm hạn chế việc đi lại trên toàn thế giới.

Avianca Holdings (CN: AVT_p) Hãng hàng không lớn thứ nhì ở khu vực Mỹ Latinh, đã nộp đơn xin phá sản vào Chủ nhật. Nếu không đệ đơn phá sản, Avianca sẽ là một trong những hãng bay lớn đầu tiên trên thế giới gánh hậu quả của đại dịch, là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm 90% trong du lịch hàng không toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu máy bay giảm mạnh.

"Các công ty dầu mỏ đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do nhu cầu giảm đột ngột", Haseeb Ahmed, nhà phân tích dầu khí tại GlobalData, cho biết trong một lưu ý.

"Bắc Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu kho chứa dầu nghiêm trọng ... có lẽ chỉ là vấn đề thời gian, trước khi Mỹ hết công suất lưu trữ."

Tuy nhiên, cả hai chuẩn dầu đã ghi nhận mức tăng trong hai tuần qua, nhờ các quốc gia đã nới lỏng tình trạng phong tỏa và nhu cầu nhiên liệu phục hồi trở lại một cách khiêm tốn. Sản xuất dầu trên toàn thế giới cũng đang giảm để bớt tình trạng dư cung.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình trực tuyến, Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson đã tuyên bố hôm Chủ nhật, về việc nới lỏng các hạn chế, bao gồm cho phép mọi người tập thể dục bên ngoài thường xuyên hơn và khuyến khích một số người quay trở lại làm việc.

Tây Ban Nha có số ca tử vong do coronavirus hàng ngày thấp nhất vào Chủ nhật kể từ giữa tháng 3 và một nửa dân số đã chuẩn bị cho việc nới lỏng một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất của châu Âu, mặc dù vẫn chưa áp dụng cho hai thành phố Madrid và Barcelona.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần giảm 33 giàn khoan dầu đang hoạt động xuống thấp nhất hơn 10 năm, còn 292 giàn khoan, theo công ty dịch vụ năng lượng Mỹ Baker Hughes. Số giàn khoan dầu hoạt động tại Mỹ chưa bao giờ xuống dưới 300 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009. Mức thấp nhất từng ghi nhận là 92 hồi tháng 11/2002.

Một số nhà phân tích cho rằng lực cầu tăng từ việc Mỹ tái mở cửa nền kinh tế không đủ để giữ giá dầu ở trên 30 USD/thùng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa giá dầu sẽ không tăng trở lại. Số giàn khoan dầu tại Mỹ giảm mạnh đồng nghĩa chênh lệch cung cầu có thể được xóa bỏ như Morgan Stanley nhận định. Vấn đề của thị trường hiện nay là nguồn cung vẫn quá lớn, bất chấp đà giảm của sản lượng.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nỗ lực đưa thêm dầu WTI vào Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR) nhưng đồng thời, nhiều nguồn dầu bên ngoài cũng đang chờ cập cảng Mỹ. Khoảng 28 tàu chở dầu đang vận chuyển 43 triệu thùng tới Mỹ. Washington chịu áp lực áp thuế hoặc có biện pháp trừng phạt để tránh tình trạng dư cung tại nền kinh tế số một thế giới thêm trầm trọng.