Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 11/11/2019

 

Bản tin dầu thô chiều 11/11/2019

Giá dầu đã giảm trong phiên châu Á sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt, nhưng phủ nhận những tin tức từ tuần trước rằng hai bên đã đồng ý giảm một số mức thuế hiện có đối với hàng hóa của nhau.

Dầu thô Mỹ giao tháng 12 giảm 0,9% xuống 56,71 USD/thùng. Dầu Brent cũng giảm 0,9% xuống còn 61,91 USD.

Giá dầu đã tăng gần 10% kể từ đầu tháng 10 trong bối cảnh các bản tin vào thời điểm đó cho thấy Trung Quốc và Mỹ đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận thương mại.

Cũng gây sức ép trên thị trường là dữ liệu cuối tuần qua cho thấy giá sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong hơn ba năm vào tháng Mười.

Trong một tin tức khác, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết tuần trước rằng triển vọng của thị trường dầu mỏ năm 2020 có tiềm năng tăng trưởng, cho thấy rằng không cần phải cắt giảm sản lượng hơn nữa.

Dự báo dầu thô chiều 11/11/2019

Khi thị trường tiếp cận một vùng kháng cự quan trọng trên biểu đồ hàng tuần, các nhà giao dịch dầu thô đang phải đối mặt với một sự không chắc chắn. Mối quan tâm là sự cần thiết phải tiếp tục tiến tới thỏa thuận thương mại “Giai đoạn Một”. Nếu trong tuần này, ngày và địa điểm ký kết được công bố thì giá có thể tăng cao hơn. OPEC nhắc lại rằng việc cắt giảm sản lượng vẫn đang được xem xét sẽ là tin tức hỗ trợ tăng giá.

Tuy nhiên, đà tăng có thể bị hạn chế nếu dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) và đặc biệt là Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) vào thứ Tư cho thấy một tuần tăng nữac trong nguồn cung tại Mỹ.

Việc ký kết thỏa thuận có thể phải trì hoãn cho đến tháng 12 khi hai bên tiếp tục bàn bạc về các điều khoản và địa điểm tổ chức. Nếu không ký được thỏa thuận thì đợt áp thuế tiếp theo lên khoảng 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sẽ vẫn bị đánh thuế 15% khi vào Mỹ dự kiến vào ngày 15/12.

Trong bối cảnh nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó kéo nhu cầu tiêu thụ dầu đi xuống, khi nhiều tổ chức liên tục hạ dự báo tăng trưởng tiêu thụ dầu và có thể đối mặt với tình trạng dư cung trong năm 2020, thì sự cứu cánh hiện giờ của giá dầu được đặt vào hy vọng tiến trình đạt được thỏa thuận này.

Giá tuần này sẽ tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến cuộc đàm phán mà có thể tiếp cận mốc kháng cự mới 58 USD hoặc mốc hỗ trợ 53 USD.

Xangdau.net dự báo giá WTI sẽ dao động chủ yếu trong phạm vi 54-57 USD.

Bản tin dầu thô sáng 11/11/2019

Mở cửa phiên thứ Hai, giá dầu giảm do thận trọng về triển vọng của một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi các nhà đầu tư thờ ơ trước bình luận cuối tuần qua của Tổng thống Donald Trump rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp.

Dầu thô Brent đã giảm 39 cent, tương đương 0,6%, ở mức 62,12 USD. Hợp đồng Brent đã tăng 1,3% trong tuần trước.

Dầu thô WTI giảm 35 cent, tương đương 0,6%, xuống còn 56,89 USD/thùng, sau khi chốt tuần tăng 1,9%.

Tổng thống Trump phát biểu hôm thứ Bảy rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra "rất tốt đẹp", nhưng Mỹ sẽ chỉ thực hiện một thỏa thuận với Bắc Kinh nếu đó là một điều phù hợp với Mỹ.

Cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm chậm tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới và khiến các nhà phân tích hạ dự báo về nhu cầu dầu mỏ, làm dấy lên lo ngại rằng tình trạng dư cung có thể gia tăng vào năm 2020.

Ông Trump cũng cho biết đã có báo cáo không chính xác về việc Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ thuế quan như là một phần của thỏa thuận "giai đoạn một", tin tức đã thúc đẩy thị trường.

Bất kỳ thỏa thuận nào về việc đẩy lùi thuế quan "sẽ thúc đẩy tâm lý rủi ro nhưng không nhất thiết phải tạo ra một phi vụ kinh tế ngay lập tức", chiến lược gia thị trường châu Á của Stephen Innes tại AxiTrader nói.

Dưới tác động của cuộc chiến thương mại, dữ liệu cuối tuần qua cho thấy giá sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong hơn ba năm vào tháng 10, do lĩnh vực sản xuất suy yếu bởi tranh chấp và nhu cầu giảm.

Tại Mỹ, các công ty năng lượng tuần trước đã giảm số lượng giàn khoan dầu hoạt động trong tuần thứ ba liên tiếp. Các công ty đã cắt bảy giàn khoan trong tuần tính đến ngày 8 tháng 11, xuống còn 684, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2017, Baker Hughes cho biết.

Các nhà quản lý tiền tệ đã tăng các vị thế dài cho hợp đồng quyền chọn và tương lai dầu thô trong tuần tới ngày 5/11 thêm 22.512 hợp đồng lên 138.389, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho biết.

Dự báo dầu thô sáng 11/11/2019

Khi thị trường tiếp cận một vùng kháng cự quan trọng trên biểu đồ hàng tuần, các nhà giao dịch dầu thô đang phải đối mặt với một sự không chắc chắn. Mối quan tâm là sự cần thiết phải tiếp tục tiến tới thỏa thuận thương mại “Giai đoạn Một”. Nếu trong tuần này, ngày và địa điểm ký kết được công bố thì giá có thể tăng cao hơn. OPEC nhắc lại rằng việc cắt giảm sản lượng vẫn đang được xem xét sẽ là tin tức hỗ trợ tăng giá.

Tuy nhiên, đà tăng có thể bị hạn chế nếu dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) và đặc biệt là Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) vào thứ Tư cho thấy một tuần tăng nữac trong nguồn cung tại Mỹ.

Việc ký kết thỏa thuận có thể phải trì hoãn cho đến tháng 12 khi hai bên tiếp tục bàn bạc về các điều khoản và địa điểm tổ chức. Nếu không ký được thỏa thuận thì đợt áp thuế tiếp theo lên khoảng 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sẽ vẫn bị đánh thuế 15% khi vào Mỹ dự kiến vào ngày 15/12.

Trong bối cảnh nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó kéo nhu cầu tiêu thụ dầu đi xuống, khi nhiều tổ chức liên tục hạ dự báo tăng trưởng tiêu thụ dầu và có thể đối mặt với tình trạng dư cung trong năm 2020, thì sự cứu cánh hiện giờ của giá dầu được đặt vào hy vọng tiến trình đạt được thỏa thuận này.

Giá tuần này sẽ tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến cuộc đàm phán mà có thể tiếp cận mốc kháng cự mới 58 USD hoặc mốc hỗ trợ 53 USD.

Xangdau.net dự báo giá WTI sẽ dao động chủ yếu trong phạm vi 54-57 USD.