Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 11/10/2022

Bản tin dầu thô chiều 11/10/2022

Giá dầu giảm vào sáng thứ Ba, kéo dài mức giảm gần 2% trong phiên trước đó, do đồng đô la Mỹ mạnh hơn và bùng phát số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu toàn cầu chậm lại.

Dầu thô Brent giao tháng 12 giảm 27 cent, tương đương 0,3%, xuống 95,92 USD/thùng, sau khi giảm 1,73 USD trong phiên trước.

Dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 11 ở mức 90,73 USD/thùng, giảm 40 cent, tương đương 0,4% sau khi mất 1,51 USD trong phiên trước.

Đồng đô la tăng giá vào thứ Ba, với những lo lắng về lãi suất tăng và căng thẳng địa chính trị khiến các nhà đầu tư bất an.

Đồng bạc xanh mạnh làm giảm nhu cầu dầu khi dầu trở nê đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Việc tăng lãi suất cho đến nay đã bắt đầu làm chậm nền kinh tế và tác động của chính sách thắt chặt hơn sẽ không được cảm nhận trong nhiều tháng tới, Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard cho biết hôm thứ Hai.

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết: “Dữ liệu việc làm mạnh mẽ đã củng cố kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp của Fed vào tháng tới, để lại rủi ro giảm cho nhu cầu dầu toàn cầu”.

Các nhà phân tích cho biết thêm, việc duy trì chính sách zero-COVID ở Trung Quốc trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản là "không hỗ trợ" nhu cầu”.

Số ca nhiễm COVID-19 ở nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Tám. Hoạt động dịch vụ của nước này vào tháng 9 đã thu hẹp lần đầu tiên sau bốn tháng, do các hạn chế liên quan đến đại dịch.

Hàng nghìn ca mắc biến thể phụ Omicron có khả năng lây nhiễm cao BF.7 đã được ghi nhận ở Nội Mông kể từ đầu tháng 10, biến khu vực này trở thành tâm dịch COVID mới nhất.

Yếu tố giúp kiềm hãm đà giảm đó là, tổ OPEC+ đã quyết định giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào tuần trước, làm gia tăng thêm lo ngại về nguồn cung dầu thắt chặt.

Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management cho biết: "Điều quan trọng hơn là tín hiệu tăng giá mà OPEC+ gửi đến bằng cách phản ứng với các động lực thị trường ngắn hạn và cố gắng ổn định hoặc tăng giá bất chấp quan điểm trung hạn rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ vượt tăng trưởng cung trong thời gian còn lại của năm".

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với các sản phẩm dầu và dầu thô của Nga sẽ có hiệu lực lần lượt vào tháng 12 và tháng 2, trong khi khối này tuần trước đã đưa ra phê duyệt cuối cùng đối với một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm giới hạn giá đối với dầu xuất khẩu của Nga.

Bộ trưởng Dầu khí Hardeep Singh Puri nói với Reuters rằng Ấn Độ duy trì một "cuộc đối thoại lành mạnh" và sẽ xem xét những gì được đưa ra sau khi việc cải tổ quyền sở hữu được công bố đối với dự án dầu khí Sakhalin-1.

Hôm thứ Sáu, Nga đã ban hành một sắc lệnh cho phép nước này nắm giữ 30% cổ phần của Exxon Mobil và trao cho một công ty nhà nước của Nga quyền quyết định liệu các cổ đông nước ngoài bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ có thể tiếp tục tham gia vào dự án này hay không.