Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 11/06/2019

 

Bản tin dầu thô chiều 11/6/2019

Giá dầu giao dịch ổn định sáng nay nhờ kỳ vọng rằng OPEC+ sẽ tiếp tục hạn chế nguồn cung để ngăn giá sụp đổ trong bối cảnh kinh tế chậm lại đã bắt đầu làm ảnh hưởng tới tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu. Ngoài ra, quyết định không áp thuế đối với Mexico của Tổng thống Donald Trump cũng cung cấp một số hỗ trợ còn lại cho thị trường.

Dầu thô WTI giao tháng 7 nhích nhẹ 0,6% lên 53,59 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 0,3% lên 62,45 USD/thùng.

Mọi con mắt sẽ tập trung vào cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sắp diễn ra trong thời gian 25-26/6, khi nhóm quyết định chính sách đầu ra cho thời gian còn lại của năm.

Nga, đồng minh chính của nhóm về hỗ trợ giá, vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc cắt giảm sản lượng, khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng “cần theo dõi thị trường dầu mỏ để đưa ra một quyết định cân bằng trong tháng 7”.

OPEC + đã cố gắng tăng giá dầu thô hơn 40% trong năm nay cho đến cuối tháng 4 thông qua thỏa thuận cắt giảm ít nhất 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian sáu tháng.

Do lo ngại chung về suy thoái kinh tế và nhận ra rằng tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại nên không ai tranh cãi về việc từ bỏ Hiệp định OPEC+, "Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE, cho biết trong một lưu ý hôm thứ Ba.

FGE cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể giảm xuống dưới 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019, từ mức dự báo trước đó là 1,3 đến 1,4 triệu thùng/ngày.

"Điều này thực sự mang lại cho chúng ta thêm 300.000-400.000 thùng mỗi ngày," Fesharaki nói.

Quyết định của Tổng thống Trump về việc bỏ áp thuế đối với hàng hóa Mexico sau khi hai bên thống nhất được thỏa thuận di cư cũng tiếp tục hỗ trợ giá cho thị trường dầu ngày hôm nay.

Dự báo giá dầu thô chiều 11/06/2019

Có nhiều nguyên nhân đang hỗ trợ giá dầu tăng:

+ cắt giảm của OPEC, mà rất có khả năng sẽ được gia hạn tại cuộc họp cuối tháng này,

+ xuất khẩu dầu giảm mạnh của Iran và Venezuela,

+ gián đoạn sản xuất do nội chiến ở Lybia

+ sản lượng dầu của Nga ở mức thấp 3 năm sau khi đường ống bị nhiễm bẩn.

Nhưng cũng có yếu tố gây lo lắng:

+ Quan điểm không rõ ràng của Nga về việc ủng hộ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng,

+ lo lắng về tăng trưởng nhu cầu toàn cầu

Thị trường dầu mỏ hiện đang chứng kiến sự chênh lệch lớn giữa các yếu tố cơ bản  cũng như vị thế nắm giữ của các trader. Điều này có nghĩa là sự biến động có thể trở nên tồi tệ hơn về cả hai phía, bất cứ lúc nào sự thuyết phục dao động ở hai bên. Thường sau một đợt bán tháo, giá thường sẽ tăng trở lại do nhu cầu short covering (mua để bù cho đủ số giao).

Thị trường tuần này sẽ tập trung vào các luồng thông tin trái chiều quanh cuộc họp OPEC+, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và số liệu tuần của API, EIA. Ngoài ra, báo cáo thị trường cung cầu hàng tháng của OPEC sẽ được công bố vào ngày 13/6:

•           Nếu OPEC và Nga tiếp tục đưa ra các phát biểu tích cực về việc gia hạn cắt giảm sản lượng và số liệu tồn kho giảm thì sẽ hỗ trợ giá dao động trong phạm vi 52-54 và tiến sát mốc 55 (khả năng 60%)

•           Ngược lại giá sẽ quay đầu giảm trở lại 50-51 (khả năng 40%)

Bản tin giá dầu thô sáng ngày 11/06/2019

Với thuế quan Mexico không còn nữa, Nga trở lại là một vấn đề đối với những nhà đầu cơ dầu đặt cược giá tăng (oil bull). 

Sự thiếu cam kết của Nga về việc nước này sẽ cắt giảm sản xuất dầu thô bao nhiêu trong nửa cuối năm và liệu việc cắt giảm sẽ kéo dài đến hết tháng 12 hay không đang gây sức ép đến tâm lý thị trường vào thứ Hai. Điều đó đã đi chống lại quyết định không áp thuế quan lên Mexico của Tổng thống Donald Trump.

Dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 7 CLN19, trên Sàn New York Mercantile Exchange giảm 73 cent, tương đương 1,4%, để chốt ở mức 53,26 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent tháng 8 BRNQ19, giảm 1 USD, tương đương 1,6%, còn 62,29 USD một thùng trên ICE Futures Europe.

WTI đã giao dịch cao tới 54,84 đô la, với Brent đạt mức cao nhất là 64,10 đô la trước khi quay đầu giảm.

Khi cuộc họp quan trọng vào ngày 25-26 tháng 6 của OPEC sắp diễn ra, Nga, đồng minh chính hỗ trợ giá cả của nhóm, đang một lần nữa trì hoãn đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc cắt giảm sản lượng.

OPEC gồm 14 thành viên và 10 đồng minh bên ngoài do Nga dẫn đầu, được gọi chung là OPEC + 10, đã cố gắng tăng giá dầu thô hơn 40% trong năm nay cho đến cuối tháng 4 thông qua thỏa thuận cắt giảm ít nhất 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong khoảng thời gian sáu tháng.

Tuy nhiên, trong bốn tuần qua, dầu đã giảm hơn 20% so với mức cao nhất trong tháng 4, rơi vào thị trường giá giảm do nhu cầu nhiên liệu trước mùa hè yếu kém một cách bất thường, dự trữ dầu thô tăng vọt và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu do các cuộc thương chiến mà Mỹ gây ra Với mức chốt hôm thứ Hai, WTI đã chứng kiến mức tăng 46% trong năm tính đến ngày 23 tháng 4 sụt giảm đà tăng chỉ còn 17,3% và gần như một lần nữa sắp đi vào thị trường giảm.

Trump đã quyết định không gia tăng thuế 5%-25%lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico tối thứ Sáu.

Nhưng các tin tức quan trọng khác vào sáng ngày thứ Hai, trích lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng có những rủi ro lớn về tình trạng dư cung nếu thỏa thuận OPEC + 10 không được gia hạn, đã làm náo loạn thị trường hơn là trấn an nó, các thương nhân cho biết.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Novak cũng cho biết ông dự đoán một kịch bản giá dầu giảm còn 30 USD mỗi thùng mà không có thỏa thuận cắt giảm sản xuất mới.

Mặc dù không trích dẫn chính xác con số mà Nga sẽ cắt giảm, Novak cho biết có một “sự cấn thiết để giám sát (thị trường) dầu mỏ để đưa ra quyết định cân bằng trong tháng 7.”

Việc ông đề cập đến tháng 7 cũng gây bất ổn cho thị trường vì cuộc họp của OPEC dự kiến diễn ra vào ngày 25-26/6, nhưng người Nga muốn nó được tổ chức vào tháng tới. Iran, một thành viên chủ chốt của OPEC nhưng đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ đang ngăn chặn dầu của nước này được xuất khẩu tự do, đã phản đối tổ chức cuộc họp vào tháng 7.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih, bộ trưởng dầu mỏ có ảnh hưởng nhất trong OPEC, đã xác nhận mối quan tâm của thị trường vào hôm thứ Hai khi ông thừa nhận rằng “quốc gia còn lại sẽ quyết định (gia hạn cắt giảm sản lượng) hiện là Nga.”

“Tôi sẽ chờ đợi các động lực của Nga tự khắc phục các vấn đề của họ,” Falih nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thống Tass, Moscow. “Có một cuộc tranh luận gay gắt bên trong Nga về khối lượng chính xác mà nước này sẽ sản xuất trong nửa cuối năm.”

Dự báo giá dầu thô sáng ngày 11/06/2019

Có nhiều nguyên nhân đang hỗ trợ giá dầu tăng như cắt giảm của OPEC, mà rất có khả năng sẽ được gia hạn tại cuộc họp cuối tháng này, xuất khẩu dầu giảm mạnh của Iran và Venezuela, gián đoạn sản xuất do nội chiến ở Lybia và sản lượng dầu ở mức thấp 3 năm sau khi đường ống bị nhiễm bẩn. Và đáng lẽ ra nó thúc đẩy giá dầu cao hơn nhưng nó đã không làm được như vậy. 

Thị trường dầu mỏ hiện đang chứng kiến sự chênh lệch lớn giữa các yếu tố cơ bản thị trường và vị thế của các thương nhân dầu mỏ. Điều này có nghĩa là sự biến động có thể trở nên tồi tệ hơn cho cả hai phía. Cũng không nên quên rằng sau một đợt bán ra đáng kể, giá thường sẽ tăng trở lại cho nhu cầu short covering. 

Thị trường tuần này sẽ tập trung vào các luồng thông tin trái chiều quanh cuộc họp OPEC+, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và số liệu tuần của API, EIA:

•Nếu OPEC và Nga tiếp tục đưa ra các phát biểu tích cực về việc gia hạn cắt giảm sản lượng và số liệu tồn kho giảm thì sẽ hỗ trợ giá dao động trong phạm vi 52-54 và tiến sát mốc 55 (khả năng 60%)

•Ngược lại giá sẽ quay đầu giảm trở lại 50-51 (khả năng 40%)