Bản tin dầu thô chiều 11/4/2019
Giá dầu giảm sau khi báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến trong tuần tính đến ngày 5/4.
Dầu thô WTI giảm 0,5% xuống còn 64,28 USD/thùng. Dầu Brent cũng giảm 0,4% xuống còn 71,43 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô tăng 7,03 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 5/4, so với dự báo giảm 2,3 triệu thùng. Đây là tuần thứ ba liên tiếp có tồn kho tăng, với khoảng 17 triệu thùng bổ sung thêm vào tồn kho kể từ tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 3.
Nhưng báo cáo EIA cũng cho thấy tồn kho xăng giảm mạnh 7,71 triệu thùng, so với kỳ vọng giảm 2,01 triệu thùng.
"Mặc dù hoạt động gia tăng nhưng công suất của các nhà máy lọc dầu vẫn thấp hơn 900.000 thùng/ngày so với mức của năm trước, dẫn đến tồn kho dầu tăng mạnh, và đặc biệt là ở Bờ Vịnh Mỹ," Matthew Smith, nhà phân tích tại công ty theo dõi dầu thô Clipdata có trụ sở tại New York cho biết.
Mặc dù hôm nay giá giảm, nhưng giá dầu vẫn giao dịch ở mức cao gần 5 tháng. Tuy nhiên, Goldman Sachs (NYSE: GS) cho biết giá khó có thể đạt tới 80 USD.
Jeff Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Goldman Sachs, nói với CNBC trong tuần này, “chúng tôi không nghĩ rằng bạn sẽ trở lại mức 80 đô la một lần nữa, vì vậy bạn có sự tăng khiêm tốn ở đây”.
“Dù cho môi trường vĩ mô rủi ro được cảm nhận ở mức thấp và nguy cơ gián đoạn có thể khiến giá giao ngay thậm chí cao hơn, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng giá sẽ giảm dần từ mùa hè này khi sản xuất đá phiến và sản lượng OPEC tăng”, họ kết luận. “Với công suất dự phòng lớn trong OPEC và lưu vực Permian và một làn sóng các dự án dài hạn vẫn dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020, chúng tôi duy trì dự báo 60 USD cho năm tới”.
Dự báo giá dầu thô chiều 11/4/2019
Với sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực, các trader giá lên đã đẩy giá bứt phá để test ngưỡng tâm lý quan trọng 65.
Về cơ bản, thị trường sẽ tiếp tục được củng cố bởi các cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela. Yếu tố khó lường sẽ là xung đột quân sự ở Libya. Nếu căng thẳng leo thang hơn nữa gây ra sự gián đoạn nguồn cung thì giá sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên lực cản cho đà tăng của giá chính là thái độ do dự của Nga để tiếp tục hợp tác cắt giảm sản lượng với OPEC tại cuộc họp tháng 6 tới. Bên cạnh đó là tồn kho Mỹ tăng trở lại cũng như quan ngại về sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dầu.
Cần lưu ý là hầu hết sự gia tăng vị thế dài ròng của các quỹ phòng hộ ở cả WTI và Brent tuần trước đều là do vị thế mua mới, chứ không phải short covering (mua bù hoãn bán), nên một lượng lớn hợp đồng bán ra vẫn còn ở trong thị trường. Do đó, với tốc độ tăng giá quá nhanh chỉ trong vài ngày qua, xangdau.net cảnh báo nguy cơ giá có khả năng sau khi áp sát 65 thậm chí vượt qua mốc này, sẽ quay đầu về lại mức 60-62 vào cuối tháng này do hoạt động chốt lời sau khi đầu cơ giá, nhất là với tồn kho dầu và số lượng giàn khoan của Mỹ bắt đầu tăng trở lại và lượng mua đầu cơ dựa vào thỏa thuận Mỹ-Trung.
Bản tin dầu thô sáng ngày 11/4/2019
Đà tăng giá dầu vẫn chưa thấy dấu hiệu chậm lại - và có đủ lực để những con nhà đầu cơ giá tiếp tục tiến lên.
Một sự sụt giảm lớn trong dự trữ xăng của Mỹ vào tuần trước - lớn như tồn kho dầu thô bất ngờ tăng- đã thúc đẩy những quỹ nắm vị thế mua dầu thô WTI và Brent của Anh để tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 4, sau quý 1 hoạt động hiệu quả nhất trong một thập kỷ.
WTI giao dịch tại New York đã tăng 63 cent, tương đương 0,98%, ở mức 64,61 đô la/thùng sau khi đạt mức 64,69 đô la trước đó. Dầu thô Brent, chuẩn dầu toàn cầu, tăng 1,12 đô la, tương đương 1,59%, ở mức 71,73 đô la.
Từ đầu năm đến nay, WTI tăng 42% trong khi Brent đã tăng 33%. Sự tăng giá này đã đẩy giá xăng bán lẻ cao hơn. Khảo sát hàng ngày của AAA về giá xăng bán lẻ đưa mức giá bán lẻ trung bình ở Mỹ là 2,776 đô la một gallon, tăng gần 22% trong năm nay.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết tồn kho dầu thô tăng 7,03 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 5/4 so với dự báo về mức giảm 2,3 triệu thùng. Đó là tuần tăng thứ ba liên tiếp của dầu thô, với khoảng 17 triệu thùng bổ sung thêm vào hàng tồn kho kể từ tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 3.
Nhưng báo cáo EIA cũng cho thấy tồn kho xăng giảm mạnh 7,71 triệu thùng, so với kỳ vọng giảm 2,01 triệu thùng.
Dự trữ các sản phẩm chưng cất, đại diện cho dầu diesel và dầu nóng chỉ giảm 0,12 triệu thùng, so với dự báo giảm 1,3 triệu thùng.
Các nhà phân tích cho rằng con số bất ngờ của hoạt động nhà máy lọc tương đối nhẹ, với tính chế sản phẩm ở mức dưới 87% so với 90% và cao hơn thời điểm này trong năm.
"Bất chấp sự gia tăng hoạt động, hoạt động của nhà máy lọc dầu vẫn duy trì dưới 900.000 thùng/ngày so với mức của năm trước, dẫn đến một mức tăng vững chắc cho các kho dự trữ dầu, và đặc biệt là ở Bờ Vịnh Mỹ," Matthew Smith, nhà phân tích tại công ty theo dõi hàng hóa dầu thô Clipdata có trụ sở tại New York cho biết.
"Bù trừ cho mức tăng này là tồn kho xăng giảm thậm chí còn lớn hơn- được hỗ trợ bởi thâm hụt hàng năm trong hoạt động lọc dầu, cũng như nhu cầu tăng trong tuần qua", Smith nói.
Trong khi đó, OPEC cho biết trong báo cáo hàng tháng được công bố hôm thứ Tư rằng thành viên chủ chốt Venezuela đã bơm 960.000 thùng mỗi ngày trong tháng 3, giảm gần 500.000 thùng/ngày từ tháng 2.
Các số liệu có thể là gia tăng tranh cãi trong nhóm các nhà sản xuất OPEC + về việc có nên duy trì việc cắt giảm nguồn cung dầu sau tháng 6 hay không.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất không phải thành viên khác đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1 tháng 1 trong vòng 6 tháng. Các nhà sản xuất sẽ họp vào ngày 25-26/6 để quyết định có nên gia hạn hiệp ước hay không.
Kirill Dmitriev, giám đốc quỹ đầu tư quốc gia của Nga, người đã thiết kế sự hợp tác với OPEC, trong tuần này rằng cho biết ông muốn Moscow bơm thêm dầu, mặc dù Saudi, quốc gia gần như thật sự điều hành OPEC, vẫn muốn hạn chế. Giá hòa vốn của Nga là khoảng 42 đô la/thùng trong khi Saudi cần thị trường ở mức khoảng 84 đô la để tài trợ cho ngân sách quốc gia của họ.
Vladimir Putin cho biết ông chưa quyết định hợp tác giữa Moscow với OPEC sẽ diễn ra như thế nào.
Dự báo giá dầu thô sáng 11/4/2019
Với sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực, các trader giá lên đã đẩy giá bứt phá để test ngưỡng tâm lý quan trọng 65.
Về cơ bản, thị trường sẽ tiếp tục được củng cố bởi các cắt giảm nguồn cung do OPEC dẫn đầu và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela. Yếu tố khó lường sẽ là xung đột quân sự ở Libya. Nếu căng thẳng leo thang hơn nữa gây ra sự gián đoạn nguồn cung thì giá sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên lực cản cho đà tăng của giá chính là nhận xét của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba rằng Moscow đã không quyết định hợp tác với OPEC về việc cắt giảm sản lượng trước các cuộc họp vào tháng 5 và tháng 6. Đã có nhiều suy đoán rằng Nga muốn tăng sản lượng khi giá hơn 70 USD mỗi thùng. Bên cạnh đó là tồn kho Mỹ tăng trở lại cũng như quan ngại về sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dầu.
Cần lưu ý là hầu hết sự gia tăng vị thế dài ròng của các quỹ phòng hộ ở cả WTI và Brent tuần trước đều là do vị thế mua mới, chứ không phải short covering (mua bù hoãn bán), nên một lượng lớn hợp đồng bán ra vẫn còn ở trong thị trường. Do đó, với tốc độ tăng giá quá nhanh chỉ trong vài ngày qua, xangdau.net cảnh báo nguy cơ giá có khả năng sau khi áp sát 65 thậm chí vượt qua mốc này, sẽ quay đầu về lại mức 60-62 vào cuối tháng này do hoạt động chốt lời sau khi đầu cơ giá, nhất là với tồn kho dầu và số lượng giàn khoan của Mỹ bắt đầu tăng trở lại và lượng mua đầu cơ dựa vào thỏa thuận Mỹ-Trung.