Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 11/01/2019

Bản tin chiều 11/01/2019

Dầu giảm giá phiên sáng thứ Sáu trong bối cảnh lo ngại về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng việc cắt giảm sản lượng được các nhà xuất khẩu lớn đồng ý đã củng cố giá dầu thô và giữ cho thị trường có tuần tăng mạnh.

Dầu thô Brent giao tháng 3 ở mức 61,55 USD/thùng, giảm 13 cent, tương đương 0,2%. Hợp đồng WTI giao tháng 2 cũng giảm 7 cent, tương đương 0,1%, xuống còn 52,52 USD/thùng.

Các nhà giao dịch cho biết sự sụt giảm xuất phát từ mối lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

"Nếu chúng ta trải qua một sự suy giảm kinh tế, dầu thô sẽ hoạt động kém do mối tương quan với sự tăng trưởng", Hue Frame, giám đốc danh mục đầu tư tại Frame Funds ở Sydney cho biết.

Hầu hết các nhà phân tích đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dưới 3% cho năm 2019, khi một số người thậm chí còn lo sợ về một cuộc suy thoái sắp xảy ra trong bối cảnh tranh chấp thương mại và nợ nần chồng chất.

Tuy nhiên, hiện tại, có hy vọng rằng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể được giải quyết khi các thị trường toàn cầu, bao gồm cả dầu mỏ, tự tin từ các cuộc đàm phán giữa hai bên trong tuần này.

Mặc dù giá giảm vào thứ Sáu, nhưng Brent và WTI dự kiến sẽ có tuần tăng tương ứng hơn 7% và 8%.

Thị trường dầu đang nhận được sự hỗ trợ từ việc cắt giảm nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dẫn đầu nhằm kiểm soát tình trạng ùn ứ xuất hiện vào nửa cuối năm 2018.

Một lý do quan trọng cho tình trạng dư thừa xuất hiện là Mỹ nơi sản xuất dầu thô tăng hơn 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2018 lên mức kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày.

Hãng tư vấn JBC Energy trong tuần này cho biết có khả năng sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã “cao đáng kể trên 12 triệu thùng/ngày " vào tháng 1 năm 2019.

Dự báo

Đà tăng giá dầu đang chậm lại và những người đầu cơ giá lên đang chờ đợi điều lớn lao tiếp theo, một bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung hoặc một con số tác động khác từ cắt giảm sản lượng của Saudi, để đưa thị trường lên cao hơn.

Hỗ trợ cho dầu mỏ đến từ cắt giảm xuất khẩu nhiều hơn so với yêu cầu của thỏa thuận OPEC + từ Saudi Arabia cũng như tiến triển tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Thị trường đang chờ đợi công bố kết quả cho thấy sự tiến triển rõ ràng từ cuộc đàm phán trực diện lần này giữa hai nền kinh tế lớn.

Tuy nhiên, triển vọng trung và dài hạn vẫn chưa rõ ràng vì việc cắt giảm sản xuất/xuất khẩu sẽ không đủ để hạn chế một đợt biến động thị trường rộng lớn khác dựa trên mối quan tâm về doanh thu cao nhất (nếu mùa báo cáo Q4 bị áp đảo) và tăng trưởng kinh tế không có dấu hiệu tăng lên. Do đó, đà tăng có thể chậm lại và có tính biến động theo số liệu cung-cầu.

Bản tin sáng ngày 11/01/2019

Một động thái tăng cao hơn trong vài phút cuối cùng của phiên giao dịch hôm thứ Năm cho phép hợp đồng tương lai dầu có phiên tăng thứ chín liên tiếp, chuỗi chiến thắng dài nhất trong khoảng chín năm đối với WTI và hơn 11 năm đối với chuẩn toàn cầu Brent.

Dầu thô West Texas Intermediate được giao dịch tại New York đã chốt tăng nhẹ 23 cent, tương đương 0,4%, ở mức 52,39 USD/thùng, cao nhất từ 7/12. Giá kéo dài đà tăng trong 9 phiên liên tiếp – dài nhất kể từ khi giá đạt mức tăng 10 phiên liên tiếp kết thúc vào ngày 6/1/2010.

Giá ra khỏi thị trường con gấu hôm thứ Tư, và hiện tăng gần 24% từ mức thấp 52 tuần phiên ngày 24/12.

Dầu thô Brent giao dịch tại London, chuẩn dầu toàn cầu, tăng 24 cent, tương đương 0,4%, ở mức 61,68 USD. Đà tăng 9 phiên liên tiếp của Brent là dài nhất kể từ 12/09/200.

Gene McGillian, giám đốc nghiên cứu năng lượng của Tradition Energy ở Stamford, Conn cho biết: "Nhà đầu cơ giá lên anh ta đang cố gắng duy trì sự điềm tĩnh và chờ đợi lực đẩy lớn tiếp theo xuất hiện".

Chỉ hai tuần trước, dầu đã ở trong một thị trường gấu, với WTI giảm 40% vào đêm Giáng sinh từ mức cao nhất trong bốn năm vào đầu tháng 10. Hợp đồng tương lai dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 23%, tái lập thị trường giá lên, trong một bước ngoặt đáng chú ý được thúc đẩy bởi việc cắt giảm sản lượng của Saudi và sự lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giữa các phái đoàn Mỹ và Trung Quốc.

Chỉ riêng phiên giao dịch hôm thứ Tư đã mang lại mức tăng 5% sau khi Bộ trưởng Saudi Khalid al-Falih, tuyên bố sẽ tái cân bằng thị trường, cho biết vương quốc này đã bơm ít hơn khoảng 800.000 thùng mỗi ngày từ mức cao kỷ lục 10,2 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11. Lượng dầu mà Riyadh sẽ gửi ra nước ngoài trong tháng 2 sẽ ít hơn 100.000 thùng/ngày so với mức 7,2 triệu thùng/ngày của tháng 1, ông nói thêm.

Nhận xét của Falih, cùng với tin tức tích cực về đợt phát hành trái phiếu lớn của Saudi và kế hoạch niêm yết cho công ty dầu mỏ của vương quốc này, đã giúp những nhà đầu cơ gía lên kiểm soát được chủ đề từ một bộ dữ liệu hàng tuần đặc rất không lạc quan mà Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA công bố.

Các kho dự trữ dầu thô giảm 1,68 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 1, thấp hơn khoảng một phần ba so với dự báo giảm 2,4 triệu thùng của các nhà phân tích, EIA cho biết. Về phía sản phẩm, tồn kho xăng tăng 8,07 triệu thùng, cao hơn gấp đôi so với dự kiến tăng là 3,39 triệu thùng. Các kho dự trữ chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng 10,61 triệu thùng, so với dự báo tăng 1,89 triệu thùng.

Dự báo

Đà tăng giá dầu đang chậm lại và những người đầu cơ giá lên đang chờ đợi điều lớn lao tiếp theo, một bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung hoặc một con số tác động khác từ cắt giảm sản lượng của Saudi, để đưa thị trường lên cao hơn.

Cho đến lúc đó, chiến lược của họ có thể sẽ là kiên nhẫn chờ đợi trên mức tăng gần 10% trong tuần này - mức cao nhất trong một tuần kể từ tháng 11 năm 2016 - và loại bỏ bất kỳ "tiếng ồn thị trường" nào có thể gây ra sự điều chỉnh đáng kể.

Hỗ trợ cho dầu mỏ đến từ cắt giảm xuất khẩu nhiều hơn so với yêu cầu của thỏa thuận OPEC + từ Saudi Arabia cũng như tiến triển tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Thị trường đang chờ đợi công bố kết quả cho thấy sự tiến triển rõ ràng từ cuộc đàm phán trực diện lần này giữa hai nền kinh tế lớn.

Tuy nhiên, triển vọng trung và dài hạn vẫn chưa rõ ràng vì việc cắt giảm sản xuất/xuất khẩu sẽ không đủ để hạn chế một đợt biến động thị trường rộng lớn khác dựa trên mối quan tâm về doanh thu cao nhất (nếu mùa báo cáo Q4 bị áp đảo) và tăng trưởng kinh tế không có dấu hiệu tăng lên. Do đó, đà tăng có thể chậm lại và có tính biến động theo số liệu cung-cầu.