Bản tin chiều 10/12/2018
Giá dầu WTI dao động sau khi OPEC công bố cắt giảm nguồn cung 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 1/2019, triển vọng cho năm tới vẫn còn ảm đạm do tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Dầu thô WTI giao tháng 1 sáng nay dao động quanh mốc 52.5 USD/thùng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York, trong khi dầu Brent giao tháng 2 tăng 0,6% lên 62,02 USD một thùng.
OPEC đã công bố rằng họ sẽ giảm sản lượng chung giữa các thành viên 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong sáu tháng đầu năm 2019 trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng thừa cung toàn cầu và đẩy giá lên.
OPEC sẽ hạn chế 0,8 triệu thùng/ngày từ mức tháng 10, trong khi các đồng minh không thuộc OPEC đóng góp thêm mức cắt 0,4 triệu thùng/ngày, và sẽ được xem xét lại tại một cuộc họp vào tháng Tư.
Giá dầu tương lai tăng mạnh vào thứ Sáu do phản ứng với thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới.
"Kết luận chính của chúng tôi là giá dầu sẽ được hỗ trợ tốt quanh mức 70 USD/thùng cho năm 2019", các nhà phân tích tại Bernstein Energy cho biết hôm thứ Hai.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều nghĩ mức cắt giảm này là đủ để chấm dứt tình trạng thừa cung.
Edward Bell, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng Emirates NBD, cho biết trong một lưu ý vào Chủ nhật rằng "quy mô cắt giảm không đủ để đẩy thị trường trở lại sự thiếu hụt" và ông dự kiến " thị trường sẽ dư khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trong quý 1 với mức sản xuất mới".
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) báo cáo tuần trước rằng nguồn cung dầu thô tại Mỹ giảm 7,3 triệu thùng, lần giảm đầu tiên trong 11 tuần.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và nước tiêu thụ dầu thô đứng thứ tư, đã báo cáo tổng sản phẩm quốc nội giảm nhiều hơn dự kiến trong quý thứ ba.
GDP đã giảm với tốc độ tính theo năm 2,5%, so với ước tính ban đầu là thu hẹp 1,2% và đi ngược với dự báo trung bình của các nhà kinh tế về mức sụt giảm 1,9%, dữ liệu sửa đổi từ Văn phòng Nội các cho thấy.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cuối tuần qua đã báo cáo mức tăng hàng năm 8,5% trong nhập khẩu dầu thô, lên 10,43 triệu thùng/ngày, đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc nhập khẩu hơn 10 triệu thùng/ngày. Điều đó khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà để thiết lập một kỷ lục nhập khẩu hàng năm khác.
Nhu cầu mạnh mẽ đang được thúc đẩy bởi việc Trung Quốc mua cho kho dự trữ chiến lược, mà còn bởi các nhà máy lọc dầu mới, dẫn đến nguồn cung nhiên liệu dư thừa, làm đầy kho chứa và làm xói mòn lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu trên khắp châu Á.
Dự báo
Biểu đồ kỹ thuật hiện nay cho thấy việc mua đang tăng lên và dự đoán sẽ chứng kiến hoạt động short-covering cùng với mua đầu cơ nhiều hơn trong tuần này. Ngoài ra, thị trường dầu có thể nhận được sự hỗ trợ từ đồng đô la Mỹ yếu hơn; Gián đoạn nguồn cung ở Lybia và Nigieria (hai thành viên OPEC được miễn trừ cắt giảm) do bất ổn trong nước; Các báo cáo số liệu quan trọng về cung-cầu từ OPEC, EIA (ngày 12/12) và IEA (ngày 13/12).
Tuy nhiên, đà tăng có thể bị hạn chế bởi những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, lo lắng về sự leo thang tiềm ẩn trong tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sự yếu kém và tính biến động của thị trường chứng khoán cũng như thái độ của Trump về kết quả cuộc họp OPEC vừa qua.
Theo nhận định của xangdau.net, hiện nay hai lực khiến giá tăng và giảm có vẻ như đang cân bằng, vì vậy nếu không có yếu tố bất ngờ nào tác động thì giá có xu hướng dao động đi ngang và nằm trong phạm vi giao dịch 51-53.
Bản tin sáng 10/12/2018
Giá dầu diễn biến trái chiều vào sáng thứ Hai, khi Brent kéo dài mức tăng từ thứ Sáu nhờ OPEC+ đồng ý cắt giảm nguồn cung 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 1, trong khi WTI giảm nhẹ trở lại.
Dầu thô Brent giao tháng 2 ở mức 61,81 USD/thùng, tăng 14 cent, tương đương 0,2%.
Giá đã tăng vào thứ Sáu sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nhà sản xuất ngoài OPEC trong đó có Nga tuyên bố sẽ cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày, với mức giảm 800.000 thùng mỗi ngày bởi các thành viên OPEC và 400.000 thùng mỗi ngày của các nước bên ngoài nhóm.
Hợp đồng WTI ở mức 52,35 đô la/thùng, giảm 26 cent, hoặc 0,5%, so với mức đóng cửa hôm thứ Sáu, bị sức ép khi ngành công nghiệp đá phiến đang bùng nổ của Mỹ không tham gia vào việc cắt giảm được công bố.
Việc hạn chế nguồn cung do OPEC dẫn đầu sẽ được thực hiện từ tháng 1, dựa theo mức sản lượng tháng 10 năm 2018.
"Kết luận chính của chúng tôi là giá dầu Brent sẽ được hỗ trợ tốt quanh mức 70 USD/thùng cho năm 2019", các nhà phân tích tại Bernstein Energy cho biết hôm thứ Hai.
Mặc dù đã cắt giảm, nhưng dự báo giá giảm 6 USD/thùng khi Bernstein hạ dự báo nhu cầu dầu thô từ 1,5 triệu thùng/ngày trước đó xuống còn 1,3 triệu thùng/ngày cho năm 2019.
Sự chậm lại trong tăng trưởng nhu cầu xuất phát từ việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và vì sự suy giảm kinh tế.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nước tiêu thụ dầu số 4, hôm thứ Hai đã điều chỉnh hạ tăng trưởng GDP quý III xuống mức -2,5% hàng năm, giảm so với ước tính ban đầu là -1,2%.
Trong khi đó, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang bị kẹt trong một cuộc chiến thương mại vốn đang đe dọa làm chậm tăng trưởng toàn cầu và làm vùi dập tâm lý nhà đầu tư.
Bất chấp việc cắt giảm được công bố, giá dầu Brent vẫn thấp hơn gần 29% so với mức cao gần đây nhất vào đầu tháng 10.
Dự báo
Biểu đồ kỹ thuật hiện nay cho thấy việc mua đang tăng lên và dự đoán sẽ chứng kiến hoạt động short-covering cùng với mua đầu cơ nhiều hơn trong tuần này. Ngoài ra, thị trường dầu có thể nhận được sự hỗ trợ từ đồng đô la Mỹ yếu hơn, có thể thúc đẩy nhu cầu ở nước ngoài đối với dầu thô của Mỹ.
Tuy nhiên, đà tăng có thể bị hạn chế bởi những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, lo lắng về sự leo thang tiềm ẩn trong tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và sự yếu kém và tính biến động của thị trường chứng khoán cũng như thái độ của Trump về kết quả cuộc họp OPEC vừa qua.
Do đó, xangdau.net dự báo giá sẽ dao động trong phạm vi 51-53