Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 10/03/2020

 

Bản tin dầu thô chiều ngày 10/03/2020

Giá dầu tăng trở lại trong phiên châu Á thứ Ba từ mức giảm lớn nhất trong gần 30 năm trong bối cảnh cuộc chiến giá giữa Saudi và Nga.

Dầu thô WTI đã tăng 6,2% lên 33,05 đô la vào lúc 11:40 PM ET (03:40 GMT). Dầu Brent tăng 6,8% lên 36,70 đô la.

Giá dầu đã có mức giảm lịch sử 30% trong ngày hôm qua khi căng thẳng giữa Saudi và Nga leo thang, trong khi lo ngại về sự lây lan của coronavirus mới tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Sau sự sụp đổ trong các cuộc đàm phán giữa OPEC và các đồng minh vào tuần trước, Saudi Arabia đã giảm giá bán chính thức OSP tháng Tư từ 6 đến 8 đô la để giành thị phần. Nước này cũng có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô trên 10 triệu thùng mỗi ngày trong tháng Tư từ 9,7 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây, Reuters đưa tin.

Mặt khác, Nga cũng cho biết họ có thể tăng sản lượng và nói rằng họ có thể đối phó với giá dầu thấp trong sáu đến mười năm.

Hôm thứ Hai, Barclays đã giảm dự báo giá Brent năm 2020 còn 43 đô la/thùng từ 59 đô la và triển vọng giá WTI còn 40 đô la từ 54 đô la.

"Các thị trường dầu phải đối mặt với một khoảnh khắc của sự thật là sự bất đồng giữa các thành viên chủ chốt của OPEC + có nghĩa là nguồn cung không giới hạn có thể sẽ áp đảo cân bằng thị trường trong ngắn hạn trong bối cảnh nhu cầu bị tổn thất ở quy mô lớn do các biện pháp ngăn chặn virus," các nhà phân tích của Barclays viết.

Dự báo dầu chô chiều ngày 10/03/2020

Trong thời kỳ hỗn loạn, không có gì quan trọng trong việc khôi phục niềm tin hơn là chính phủ tỏ ra bình tĩnh và kiểm soát tình hình. Đà tăng của dầu hiện tại có thể sẽ diễn ra trong thời gian ngắn vì các động lực cho cả phía cung và cầu sẽ vẫn tiêu cực.

Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến giá mới để giành lấy thị phần. Và vì vậy dầu có thể sẽ bắt đầu một giai đoạn chạm đáy kéo dài, với khả năng biến động theo cả hai hướng. Tuy nhiên, nguồn cung dầu ngoài OPEC có khả năng giảm trong nửa cuối năm khi các nhà sản xuất chi phí cao hơn, đặc biệt là đá phiến, cảm thấy áp lực trong khi nhu cầu về dầu thô có thể sẽ tăng lên do sự lây lan của dịch virus chậm lại sau đó trong năm.

Nếu Brent giảm xuống 30 hoặc thấp hơn (WTI xuống 25 hoặc thấp hơn), kinh nghiệm từ giai đoạn 2014-2016 cho thấy Nga, Saudi và các nhà xuất khẩu lớn khác có thể điều phối lại các chính sách cung ứng. Tuy nhiên, tính chất ngày càng đối đầu của các sự kiện gần đây khiến cho kịch bản này rất khó xảy ra. Cả Nga và Saudi Arabia khó có khả năng sẽ quay trở lại, ít nhất là cho đến khi mọi thứ tạm lắng, vì cả hai đều có khả năng kiên trì vượt qua giá cả yếu kém hơn các nhà xuất khẩu dầu khác hoặc đá phiến Mỹ.

Kết hợp với cú sốc nhu cầu thô toàn cầu từ sự lây lan của COVID-19, cuộc chiến giá cả có nghĩa là triển vọng của thị trường dầu mỏ là thậm chí còn khủng khiếp hơn so với tháng 11 năm 2014, bắt đầu một trận chiến tương tự cuối cùng đã đẩy giá xuống dưới 30 USD thùng vào đầu năm 2016.

Bản tin dầu thô sáng ngày 10/03/2020

Dầu đã chịu cú sốc sụt giảm lớn nhất trong một ngày trong gần 30 năm khi dầu thô tương lai của Mỹ đã giảm 25% hôm thứ Hai từ tác động liên tiếp của cuộc chiến giá cả Saudi-Nga trong dầu thô và hoảng loạn trên thị trường vì lo ngại coronavirus.

West Texas Intermediate, chuẩn Mỹ, đã giảm 10,15 đô la, tương đương 24,6%, ở mức 31,13 đô la/thùng, mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ năm 1991.

WTI trước đó đã giảm xuống còn 27,34 đô la, mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2016. Với sự kết hợp của mức giảm 10% trong tuần trước, dầu thô của Mỹ đã giảm 42% chỉ sau sáu ngày giao dịch. Từ đầu năm đến nay, WTI giảm gần 50%, chỉ kém một chút so với mức 53% mà nó đã mất trong cả năm 2008 ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính.

Brent, chuẩn toàn cầu được giao dịch tại London, mất 10,91 đô la, tương đương 24%, ở mức 34,36 đô la. Brent đã giảm xuống mức 31,02 USD trước đó, mức đáy kể từ tháng 2 năm 2016. Tuần trước, nó đã giảm 10%.

Theo John Kilduff, đối tác sáng lập của quỹ năng lượng Again Capital  ở New York, “Đây là một tình huống tồn tệ nhất đối với dầu mỏ mà không ai có thể tưởng tượng được - sự sụp đổ của OPEC, sau đó là cuộc chiến giành thị phần giữa Saudi Arabia và Nga và đóng cửa các thành phố ở Italy và những nơi khác do coronavirus. Một oil bear có thể hỏi thêm gì nữa?”

Sự bán tháo dầu tồi tệ nhất trong ba thập kỷ diễn ra sau khi Nga từ chối tham gia OPEC do Saudi Arabia dẫn đầu trong việc cắt giảm sản lượng sâu hơn khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày, điều đó sẽ kéo dài thỏa thuận OPEC + của họ lần thứ tư liên tiếp để giảm thiểu nhu cầu bị mất cho chủng virus corona mới. Điện Kremlin phát tín hiệu sau cuộc đàm phán Thứ Sáu thất bại rằng họ sẽ tối đa hóa sản lượng từ ngày 1 tháng 4 trở đi trong khi Saudi Arabia ngay lập tức công bố tăng thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày trong mục tiêu sản xuất và giảm giá bán dầu thô chính thức (OSP).

Goldman Sachs (NYSE: GS) đã tăng cường bán tháo hôm thứ Hai bằng cách nói rằng dầu có thể giảm xuống mức thấp nhất là 20 đô la một thùng, một mức độ đã không nhìn thấy trong 18 năm.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết nếu coronavirus tiếp tục lan rộng trên toàn cầu và nhu cầu dầu của Trung Quốc vẫn bị trì trệ, nhu cầu dầu toàn cầu có thể giảm tới 730.000 thùng mỗi ngày trong năm 2020 - mức giảm cả năm đầu tiên trong hơn một thập kỷ.

Dự báo dầu thô sáng ngày 10/03/2020

Saudi Arabia đã phát động một cuộc chiến giá mới để giành lấy thị phần. Và vì vậy dầu có thể sẽ bắt đầu một giai đoạn chạm đáy kéo dài, với khả năng biến động theo cả hai hướng. Tuy nhiên, nguồn cung dầu ngoài OPEC có khả năng giảm trong nửa cuối năm khi các nhà sản xuất chi phí cao hơn, đặc biệt là đá phiến, cảm thấy áp lực trong khi nhu cầu về dầu thô có thể sẽ tăng lên do sự lây lan của dịch virus chậm lại sau đó trong năm.

Nếu Brent giảm xuống 30 hoặc thấp hơn (WTI xuống 25 hoặc thấp hơn), kinh nghiệm từ giai đoạn 2014-2016 cho thấy Nga, Saudi và các nhà xuất khẩu lớn khác có thể điều phối lại các chính sách cung ứng. Tuy nhiên, tính chất ngày càng đối đầu của các sự kiện gần đây khiến cho kịch bản này rất khó xảy ra. Cả Nga và Saudi Arabia khó có khả năng sẽ quay trở lại, ít nhất là cho đến khi mọi thứ tạm lắng, vì cả hai đều có khả năng kiên trì vượt qua giá cả yếu kém hơn các nhà xuất khẩu dầu khác hoặc đá phiến Mỹ.

Kết hợp với cú sốc nhu cầu thô toàn cầu từ sự lây lan của COVID-19, cuộc chiến giá cả có nghĩa là triển vọng của thị trường dầu mỏ là thậm chí còn khủng khiếp hơn so với tháng 11 năm 2014, bắt đầu một trận chiến tương tự cuối cùng đã đẩy giá xuống dưới 30 USD thùng vào đầu năm 2016.