Bản tin chiều 9/7/18
Giá dầu thô tăng sau khi số liệu tuần trước cho thấy tồn kho Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua. Nhiều nhà đầu tư đang dõi theo tác động của việc Mỹ áp thuế 25% lên nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc cuối tuần qua cũng như các biện pháp áp thuế trả đũa của Trung Quốc.
Giá dầu Brent giao tháng 9 tăng 51 cent lên 77,628 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ WTI cũng tăng 37 cent lên 74,17 USD/thùng.
Số liệu công bố chính thức ngày 5/7, muộn hơn một ngày so với lịch thông báo bình thường do ngày nghỉ lễ Quốc khánh (4/7) cho thấy dự trữ dầu thô ở Cushing, trung tâm giao dịch dầu mỏ của Mỹ, giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm rưỡi qua. Ngoài ra, chuyên gia Virendra Chauhan thuộc Energy Aspects (Singapore) cho hay các nhà đầu tư cũng đang chú ý đến mức tăng xuất khẩu dầu thô từ Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh khác.
Mới đây, các nước thành viên trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga, đã đồng thuận tăng sản lượng để hạn chế đà tăng của giá dầu trên thị trường thế giới.
Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá dầu thô dường như bị hạn chế bởi các tranh chấp thương mại do giới đầu tư quan ngại tác động bất lợi của thuế quan và các biện pháp trả đũa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trước đó, Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế” khi quyết định của Washington áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ ngày 6/7. Hành động của hai bên cho thấy không có dấu hiệu của việc chấp thuận đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận.
Trump phát biểu với các phóng viên rằng việc áp thuế đối với hàng hóa trị giá 16 tỷ USD nữa dự kiến sẽ có hiệu lực trong hai tuần, và ông đang cân nhắc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD nếu Bắc Kinh trả đũa.
Đáp trả lại, Trung Quốc cũng thông báo áp thuế với cùng giá trị cho các sản phẩm của Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa lại Mỹ.
Dự báo
Thị trường đang theo dõi ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung sau động thái áp thuế hàng loạt các mặt hàng của Trung Quốc. Tính biến động cao sẽ được duy trì cũng như giao dịch theo hai chiều trong phiên.
Với một thị trường được kích động bởi các nhà đầu tư với tâm lý phấn khích xen lẫn nghi ngờ, giá WTI sẽ nằm mức trên 70-72 trong thời gian khá dài. Sau đó, chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá WTI về khu vực hỗ trợ 69-70 sau khi biến động đi lên với sự xuất hiện của lực bán khống mới thâm nhập vào thị trường cũng như nhu cầu chốt lời sau khi giá đã tăng mạnh.
Bản tin sáng 9/7/18
Giá WTI mở cửa sáng nay nhích nhẹ 8 cent lên 73,88 USD/thùng, trong khi Brent tăng 14 cent lên 77,27 USD/thùng.
Theo Platts, sản lượng dầu của OPEC tăng gần 100.000 thùng/ngày trong tháng 6 lên 31,99 triệu thùng/ngày - mặc dù sản lượng giảm từ Libya, Iran và Venezuela - do Saudi Arabia tăng sản lượng 380.000 thùng/ngày lên mức cao nhất trong 18 tháng.
Theo dữ liệu từ Platts, Libya đã giảm sản lượng xuống 700.000 thùng/ngày trong tháng 6, từ mức 955.000 thùng/ngày của tháng 5 và dưới mức 1,0 triệu thùng/ngày đã đạt được hồi tháng 2 năm nay, khi các cảng xuất khẩu dầu thô phía đông của nước này bị chiếm đóng và phong tỏa. Thị trường dầu dường như lo lắng rằng Saudi, với công suất dự trữ khoảng 2,0 triệu thùng/ngày, có lẽ phải chật vật để bù đắp cho nguồn cung giảm từ quá nhiều thành viên OPEC khác cùng lúc.
Saudi Arabia đã bơm được 10,39 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng từ mức 10,01 triệu thùng ngày trong tháng 5 - mức sản xuất cao nhất của Saudi kể từ tháng 12/2016.
Các kho dự trữ dầu thô Mỹ tăng 1,245 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/6, ngược với dự đoán giảm 5,20 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes đưa tin hôm thứ Sáu rằng số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ tăng 5 đến 863 trong tuần tính đến ngày 29 tháng 6. Con số giàn khoan tăng lên sau 2 tuần giảm liên tiếp.
Tuy nhiên, giá dầu thô WTI được hỗ trợ bởi sự thiếu hụt nguồn cung dầu thô toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu dầu tăng, viễn cảnh giảm xuất khẩu dầu thô của Iran lớn hơn – khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đang hiện ra - và những thách thức đang diễn ra trong ngành năng lượng của Venezuela.
Dự báo
Thị trường đang hồi hộp chờ đợi phản ứng của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ sau động thái áp thuế hàng loạt các mặt hàng của Trung Quốc. Tính biến động cao sẽ được duy trì cũng như giao dịch theo hai chiều trong phiên.
Với một thị trường được kích động bởi các nhà đầu tư với tâm lý phấn khích xen lẫn nghi ngờ, giá WTI sẽ nằm mức trên 70-72 trong thời gian khá dài. Sau đó, chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá WTI về khu vực hỗ trợ 69-70 sau khi biến động đi lên với sự xuất hiện của lực bán khống mới thâm nhập vào thị trường cũng như nhu cầu chốt lời sau khi giá đã tăng mạnh.
Bản tin ngày 7/7/2018
Chuẩn dầu thô Mỹ và toàn cầu đã chốt phiên trái chiều hôm thứ Sáu, với cả hai giá chuẩn có tuần giảm đầu tiên hàng tuần trong ba tuần trong bối cảnh các nguồn cung dầu thô tăng lên.
Các nhà đầu tư đang cân nhắc những lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump đến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC về việc giảm giá dầu vốn đã chạm mức cao nhất trong năm trong vài tuần qua, do sự gián đoạn nguồn cung và nỗ lực của nhóm các nhà xuất khẩu dầu để giảm dầu dư thừa đã gây sức ép giảm mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Giá dầu thô West Texas Intermediate CLQ8 tháng 8, tăng 86 cent, tương đương 1,2%, lên mức 73,80 USD/thùng trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange, phục hồi lại từ mức giảm 1,6% hôm thứ Năm. Dầu thô Brent LCOU8 tháng 9, giảm 28 cent, tương đương -0,4%, xuống còn 77,11 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE Futures Europe.
Trong tuần, dầu WTI giảm 0.5%, trong khi Brent giảm 2.7%, theo số liệu của FactSet. Động thái này theo sau hai tuần tăng liên tiếp cho cả hai hợp đồng.
Công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes đưa tin hôm thứ Sáu rằng số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ tăng 5 đến 863 trong tuần tính đến ngày 29 tháng 6. Con số giàn khoan tăng lên sau 2 tuần giảm liên tiếp.
Tuy nhiên, giá dầu thô WTI được hỗ trợ bởi sự thiếu hụt nguồn cung dầu thô toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu dầu tăng, viễn cảnh giảm xuất khẩu dầu thô của Iran lớn hơn - trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ đang hiện ra - và những thách thức đang diễn ra trong ngành năng lượng của Venezuela.
Kỳ vọng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô toàn cầu đi ngược lại với việc tăng sản lượng của Nga và Saudi.
Reuters cho biết Saudi đã thông báo đến OPEC rằng nước này đã tăng sản lượng thêm 458.000 thùng/ngày trong tháng 6, so với tháng trước.
Theo khảo sát về sản xuất hàng tháng của OPEC từ Platts cho thấy Saudi Arabia đã bơm được 10,39 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng từ mức 10,01 triệu thùng ngày trong tháng 5 - mức sản xuất cao nhất của Saudi kể từ tháng 12/2016.
Giá dầu thô đã có một tuần giao dịch chốt giảm sau khi bị bán mạnh hôm thứ Năm, khi nguồn cung dầu thô của Mỹ tăng đột biến do nhập khẩu tăng mạnh.
Các kho dự trữ dầu thô Mỹ tăng 1,245 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/6, đ ngược lại với dự đoán giảm 5,20 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Dự báo
Giá dầu thô WTI chốt tăng phiên cuối tuần, bất chấp dữ liệu cho thấy con số giàn khoan Mỹ tăng lên, báo tín hiệu sự tăng trưởng sản xuất nội địa Mỹ.
WTI chốt tại mức 73.80, tăng 0,86 USD tương đương 1.18%. Mức cao trong phiên là 73.93 và mức thấp trong phiên là 72.14. Giá giảm 0.35 USD so với mức chốt phiên tuần trước là 74.15.
Về mặt kỹ thuật, giá cao đã chững lại gần một đường xu hướng bên trên và tìm thấy người bán. Đường xu hướng trên cùng đó ở 75.27 (và đang dịch chuyển cao hơn). Điều đó sẽ được xem là kháng cự trong tuần sau.
Mức thấp nhất trong tuần này, đã có thể di chuyển xuống dưới mức cao nhất trong năm 2018 từ mức cao nhất tháng 5 ở mức 72.83 USD, nhưng động lượng không thể duy trì được. Việc di chuyển dưới mức đó với động lượng hơn sẽ là cần thiết để mở rộng sự điều chỉnh hướng tới fibonacci 38.2% và 50% của di chuyển cao hơn mới nhất tại 70.81 và 69.43 tương ứng. Các mức đó là tối thiểu để xuống dưới nếu người bán nhận được sự kiểm soát nhiều hơn từ người mua.
Động thái tăng cao đã bị đình trệ theo các nguyên nhân cơ bản, với tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng. Trump đang cố gắng nhờ vả OPEC (của Saudi và có khả năng là Nga) để tăng nguồn cung bù vào cho Iran và Venezuela. Ông Trump muốn Saudi tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng. Tuần này Saudi đã báo cáo sản lượng cao hơn trong tháng 6 với 10,6 triệu thùng/ngày, chỉ tăng khoảng 500.000 thùng/ngày từ tháng 5.
Với một thị trường được kích động bởi các nhà đầu tư với tâm lý phấn khích xen lẫn nghi ngờ, giá WTI sẽ nằm mức trên 70-72 trong thời gian khá dài, có thể kéo tới ngày 7/7 hoặc xa hơn. Sau đó, chúng ta có thể thấy sự kéo lùi giá WTI về khu vực hỗ trợ 69-70 sau biến động đi lên với sự xuất hiện của lực bán khống mới thâm nhập vào thị trường cũng như nhu cầu chốt lời sau khi giá đã tăng mạnh.