Bản tin chiều 9/6/17
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên thứ Sáu do bị áp lực bởi sự dư cung nhiên liệu đang diễn ra bất chấp những nỗ lực của OPEC để thắt chặt thị trường.
Dầu Brent giao dịch ở mức 47,75 USD/thùng, giảm 11 cent. Dầu thô WTI ở mức 45,54 USD, giảm 10 cent so với giá chốt phiên trước đó.
Giá dầu thô đang test mức thấp nhất hồi quý 4 năm 2016, mặc dù có sự mở rộng 9 tháng.
Ngân hàng Jeffers cho biết, tồn kho các sản phẩm lọc dầu đã quay trở lại trên mức 2016 và cũng vượt trên phạm vi 5 năm, thêm vào đó điều này là do sự sụt giảm bất ngờ trong nhu cầu của Mỹ đối với xăng và nhiên liệu chưng cất.
Thị trường châu Á cũng dư cung, với các thương nhân tiếp tục đưa dầu thô thừa vào kho dự trữ nổi, một chỉ số quan trọng cho sự thịnh vượng.
Đường cong kỳ hạn Brent bây giờ cho thấy mô hình contango rõ ràng, trong đó giá tháng 1 năm tới là cao hơn 1,5 USD/thùng so với giá giao ngay, nên có thể có lời để đưa dầu thô vào những tàu chở dầu và chờ bán sau.
Số liệu vận chuyển tại Thomson Reuters Eikon cho thấy có ít nhất 25 siêu tàu chở dầu hiện đang ở eo biển Malacca và eo biển Singapore, nơi chứa nhiên liệu chưa bán.
Con số đó tương đương với tháng 5 và tháng 4, cho thấy ngay cả ở châu Á với tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ đang phải vật lộn để giải phóng hàng tồn kho.
Và nhiều sản lượng hơn nữa đang đến. Mỏ Sharara của Libya đã mở cửa trở lại sau một cuộc biểu tình của công nhân và sẽ trở lại sản xuất bình thường trong vòng ba ngày, Tổng công ty Dầu Quốc gia cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.
Xangdau.net dự báo giá WTI tuần sau sẽ dao động trong phạm vi 44-47 USD/thùng, với nhiều khả năng giá nghiêng về phạm vi 44.5-45.5 nhiều hơn.
Bản tin tối 8/6/17
Giá dầu giảm nhẹ hôm thứ Năm (8/6) xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng dolo ngại tình trạng dư cung tiếp diễn khi dầu thô của Nigeria quay lại thị trường và tồn kho Mỹ gia tăng.
Số liệu của Chính phủ Mỹ hôm thứ Tư cho thấy sản lượng khai thác dầu ở 48 bang lục địa có tuần giảm đầu tiên từ đầu năm đến nay, cho thấy sự suy giảm trong sản lượng trong nước.
Tuy vậy, việc tồn kho dầu thô ở nước này bất ngờ tăng trong tuần trước gây lo ngại rằng thỏa thuận cắt giảm khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga không có mấy tác dụng làm giảm lượng dư cung, vốn đẩy giá đi xuống trong vòng 2 năm nay.
Hôm thứ Tư, Royal Dutch Shell đã dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng đối với xuất khẩu dầu thô Forcados của Nigeria, đưa toàn bộ lượng dầu xuất khẩu của nước này đi vào hoạt động lần đầu tiên trong 16 tháng.
Mỏ dầu Forcados của Nigeria, thường xuất khẩu 200.000-240.000 thùng mỗi ngày, nâng tổng lượng dầu xuất khẩu của Nigeria lên khoảng 1,8 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thô Mỹ WTI giảm 8 cent, tương đương 0,2%, xuống 45,64 USD/thùng tại thị trường New York. Đây là mức chốt phiên thấp nhất kể từ 4/5. Tính từ đầu tuần, giá dầu đã giảm hơn 4%. Tương tự, giá dầu Brent giảm 20 cent, tương ứng 0,4%, xuống 47,86 USD/thùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia UBS, giá dầu dưới ngưỡng 50 USD/thùng cho thấy lo ngại về tăng hoạt động khai thác ở Mỹ và mức độ tuân thủ quota của các nước OPEC.
Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đạt tổng cộng 37,2 triệu thùng trong tháng 5, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xangdau.net dự báo giá WTI tuần sau sẽ dao động trong phạm vi 44-47 USD/thùng.