Bản tin dầu thô sáng 09/8/2021
Giá dầu rớt 2% vào đầu phiên thứ Hai, kéo dài mức giảm của tuần trước do đồng đô la Mỹ tăng giá và lo ngại rằng việc kiềm chế đại dịch mới ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, có thể làm cản trở sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu.
Dầu thô Brent giao sau giảm 1,41 USD, tương đương 2%, xuống 69,29 USD/thùng, sau khi giảm 6% vào tuần trước, tuần giảm lớn nhất trong 4 tháng.
Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ cũng giảm 1,32 USD, tương đương 1,9% xuống 66,96 USD/thùng, sau khi giảm gần 7% vào tuần trước, tuần giảm mạnh nhất trong chín tháng.
Nhà phân tích Gordon Ramsay của RBC cho biết: “Lo ngại về khả năng xói mòn nhu cầu dầu toàn cầu đã nổi lên cùng với sự gia tăng của tỷ lệ nhiễm biến thể Delta”.
Các nhà phân tích của ANZ đã chỉ ra rằng những hạn chế mới ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, là một yếu tố chính ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng nhu cầu.
Các biện pháp hạn chế bao gồm việc hủy chuyến bay, cảnh báo của 46 thành phố về việc đi lại và giới hạn đối với các dịch vụ giao thông công cộng và taxi ở 144 trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hôm thứ Hai, Trung Quốc đã ghi nhận 125 ca mắc COVID-19 mới, tăng so với 96 ca một ngày trước đó.
Các nhà phân tích hàng hóa của ANZ cho biết: “Mặc dù số ca nhiễm (ở Trung Quốc) thấp, nhưng nó xảy ra ngay vào lúc cao điểm mùa du lịch hè. Điều này đã làm lu mờ các dấu hiệu về nhu cầu mạnh mẽ ở những nơi khác."
Tại Malaysia và Thái Lan, số ca nhiễm tiếp tục đạt kỷ lục hàng ngày với hơn 20.000 va.
Dầu cũng giảm khi đồng đô la Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng so với đồng euro sau khi báo cáo việc làm ở Mỹ mạnh hơn dự kiến vào thứ Sáu đã thúc đẩy đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tiến hành chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn.
Đồng đô la Mỹ mạnh hơn khiến giá dầu đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Giao dịch trầm lắng khi Nhật Bản và Singapore nghỉ lễ.
Bản tin dầu thô chiều 09/8/2021
Dầu giảm giá vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á. Vàng đen đã kéo dài đà giảm mạnh từ tuần trước khi các biện pháp hạn chế mới được áp đặt để ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn cầu, gây lo ngại cho nhu cầu nhiên liệu.
Dầu Brent giao sau giảm 1,94% xuống 69,33 USD/thùng và dầu WTI tương lai giảm 2,05% xuống 66,88 USD/thùng. Cả hợp đồng tương lai Brent và WTI đều duy trì dưới mốc 70 USD.
Nhà phân tích Gordon Ramsay của RBC cho biết: “Lo ngại về khả năng phá hủy nhu cầu dầu toàn cầu đã nổi lên cùng với sự gia tăng của tỷ lệ nhiễm biến thể Delta”.
Các hạn chế mới được áp dụng ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, nhằm hạn chế đợt bùng phát COVID-19 mới nhất của nước này cũng làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu.
Chúng bao gồm việc hủy các chuyến bay, cảnh báo du lịch tại 46 thành phố và dịch vụ giao thông công cộng hạn chế ở 144 khu vực.
Các nhà phân tích hàng hóa của ANZ cho biết: “Tuy số ca mắc ở Trung Quốc thấp, nhưng lại xảy ra vào mùa cao điểm du lịch hè nên điều này đã làm lu mờ các dấu hiệu về nhu cầu mạnh mẽ ở những nơi khác”.
Đồng đô la mạnh lên, nhờ vào báo cáo việc làm của Hoa Kỳ tốt hơn dự kiến vào thứ Sáu, thúc đẩy niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ sớm hơn dự kiến, điều này cũng làm tăng thêm bất lợi cho dầu. Việc làm phi nông nghiệp tăng 943.000 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,4% trong tháng Bảy.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ công bố Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng vào thứ Năm.