Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 09/02/2018

Bản tin chiều 9/2/18

Giá dầu bước vào ngày sụt giảm thứ 6 sau khi Iran công bố kế hoạch tăng sản lượng và sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức cao kỷ lục, càng thêm lo ngại về sự gia tăng nguồn cung toàn cầu.

Sự sụp đổ giá dầu xảy ra trong bối cảnh thị trường cổ phiếu toàn cầu đang rơi vào tình trạng lo ngại về lạm phát.

Hợp đồng tương lai Brent giảm 38 cent tương đương 0.6%, ở mức 64.43 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 54 cent, tương đương 0.9%, ở mức 60.61 đô la.

Cả hai hợp đồng đã giảm hơn 9% so với mức cao vào cuối tháng 1.

Hôm thứ Năm, Iran đã tuyên bố kế hoạch tăng sản lượng trong vòng bốn năm tới thêm ít nhất 700.000 thùng mỗi ngày.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tuần này cho biết sản lượng dầu thô tuần trước đã tăng lên mức cao kỷ lục 10.25 triệu thùng mỗi ngày.

Dự báo

Tin tức tiêu cực về số liệu nguồn cung Mỹ đã kích hoạt đợt bán tháo khiến giá rớt mạnh. Xu hướng giá tiếp tục đi xuống trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thu hẹp vào mùa bảo trì nhà máy lọc dầu cùng với sức ép từ đồng USD. Dự báo WTI có thể test mức hỗ trợ 60 USD.

Bản tin sáng 9/2/18

Chuỗi giảm của giá dầu đã kéo dài sang phiên thứ Năm khi thị trường chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa”, đồng USD tăng và một ngày sau khi số liệu cho thấy sản lượng Mỹ đạt kỷ lục.

Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 3 giảm 64 cent, tương đương 1.04%, xuống 61,15 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ 2/1. Giá dầu WTI đã giảm 5 phiên liên tục, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất trong gần 10 tháng.

Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 4 giảm 70 cent, tương đương 1,1%, xuống 64,81 USD/thùng. Chuỗi giảm điểm 5 phiên đã đưa giá dầu Brent về mức thấp nhất kể từ 22/12.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô ở nước này trong tuần trước đạt trung bình 10,251 triệu thùng/ngày – mức cao nhất kể từ khi EIA bắt đầu thu thập số liệu năm 1983. Tồn kho dầu thô của Mỹ cũng tăng tuần thứ hai liên tục.

Rõ ràng là giá dầu cuối tháng 1 cao quá mức để có thể giữ thị trường cân bằng trong dài hạn. Bởi sản lượng Mỹ đang tăng mạnh có thể khiến thị trường lại rơi vào tình trạng dư cung nếu OPEC nhất quyết không từ bỏ thị phần.

Sản lượng của Mỹ sẽ kéo giá dầu giảm trong dài hạn, nhưng việc Trung Quốc nhập khẩu cao mức kỷ lục cũng tạo ngưỡng hỗ trợ cho giá dầu ở mức 60 USD/thùng.

Đồng bạc xanh tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ thế giới trong ngày 8/2 sau khi một số nhà lập pháp của Mỹ đồng ý một thỏa thuận ngân sách mới giúp Chính phủ không phải đóng cửa vào thứ Sáu tuần này.

PT kỹ thuật

Dầu thô trong phiên xuống dưới ngưỡng 61, và chốt phiên ở mức thấp của phiên giao dịch vốn rất tiêu cực về mặt kỹ thuật. Giá cắt ngang qua đường xu hướng đi lên là mức hỗ trợ trước đó nối các mức thấp hồi tháng Mười với mức thấp trong tháng Mười Hai và đến gần 61,60. Kháng cự hiện là ngưỡng hỗ trợ trước đó và sau đó là đường trung bình 10 ngày tại 64.22. Xu hướng vẫn âm khi biểu đồ MACD có màu đỏ với quỹ đạo đi xuống cho thấy giá thấp hơn.

Dự báo

Tin tức tiêu cực về số liệu nguồn cung Mỹ đã kích hoạt đợt bán tháo khiến giá rớt mạnh. Xu hướng giá tiếp tục đi xuống trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thu hẹp vào mùa bảo trì nhà máy lọc dầu cùng với sức ép từ đồng USD. Dự báo WTI có thể test mức hỗ trợ 60 USD.