Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 08/11/2018

Bản tin chiều 08/11/2018

Giá dầu tăng nhẹ sau khi có thông tin rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã phát tín hiệu là họ có thể cân nhắc cắt giảm sản lượng trong năm 2019 để ngăn chặn sự trở lại của tình trạng dư cung toàn cầu. Ngoài ra, số liệu nhập khẩu dầu thô tháng 10 của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục cũng hỗ trợ cho giá.

"OPEC và Nga có thể cắt giảm để hỗ trợ mức giá 70 USD mỗi thùng," Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank cho biết.

Hansen cho biết: “Việc thực thi lệnh trừng phạt của Mỹ vào đầu tuần này đối với Iran đã không hỗ trợ được thị trường do thông báo tám quốc gia, trong đó có ba nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, sẽ được miễn trừ để tiếp tục mua dầu thô Iran trong thời gian lên tới sáu tháng”.

Các bộ trưởng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh sẽ gặp nhau tại Abu Dhabi vào Chủ Nhật tuần này (11/11) và thảo luận các kịch bản bao gồm khả năng cắt giảm sản xuất một lần nữa vào năm tới.

Dầu thô WTI giao tháng 12 tăng 0,08% lên 61,72 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange, trong khi dầu Brent giao tháng 1 năm 2019 nhích lên 5 cent ở mức 72,12 USD/thùng trên sàn London Intercontinental Exchange.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng một thị trường dầu mỏ mong manh là một lý do chính khiến ông quyết định miễn trừcho  tám quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, để cho phép họ tiếp tục mua dầu của Iran.

“Tôi không muốn đẩy giá dầu lên tới 100 đô la một thùng hay 150 đô la một thùng”, Trump phát biểu. "Bạn có một tổ chức độc quyền được gọi là OPEC và tôi không thích - Tôi không thích sự độc quyền đó, tôi không thích nó."

Thời gian miễn trừ dự kiến ​​sẽ kéo dài 180 ngày, mặc dù chúng có thể được mở rộng, theo báo cáo hồi đầu tuần này.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) báo cáo rằng các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 5,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 2/11, lên 431,79 triệu thùng. EIA cho biết thêm rằng sản lượng dự kiến ​​sẽ vượt mốc 12 triệu thùng/ngày vào giữa năm 2019. Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng mạnh, đạt mức kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 2/11. Con số này tăng gấp ba lần so với mức sản lượng thấp của Mỹ đã đạt được một thập kỷ trước và tăng 22,2% chỉ trong năm nay. Nó làm cho Mỹ trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.

Tồn kho dầu thô đã quay trở lại trên mức trung bình 5 năm trong tháng 10.

Sản xuất không chỉ tăng ở Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia khác, bao gồm Nga, Ả rập Xê út, Iraq và Brazil, làm lo sợ về sự trở lại của cung vượt cầu vốn đã khiến giá dầu sụp đổ trong giai đoạn 2014-2017.

Tuy nhiên, những lo ngại phần nào được trấn an nhờ số liệu nhập khẩu dầu thô cao kỷ lục của Trung Quốc.

Cụ thể, nhập khẩu dầu thô tháng 10 của Trung Quốc tăng 32% so với một năm trước đó lên 40,8 triệu tấn, hay 9,61 triệu thùng/ngày, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy hôm thứ Năm, tăng từ 9,05 triệu thùng/ngày của tháng Chín. Mức kỷ lục hàng ngày trước đó là 9,6 triệu thùng/ngày đã đạt được vào tháng 4 năm 2018.

Nhập khẩu tăng 8,1% trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái đạt 377,16 triệu tấn, tương đương 9,06 triệu thùng/ngày, đang trên đà lập một kỷ lục nữa của năm.

Dự báo

Bức tranh xung đột về OPEC muốn cắt giảm sản lượng so với sản lượng của Mỹ bùng nổ đã đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới trong bối cảnh giá dầu thô ở mức thấp 8 tháng và các lệnh trừng phạt lên xuất khẩu của Iran. Các nhà đầu tư đang hướng tới khả năng Saudi Arabia có thể kêu gọi cắt giảm sản lượng mới khi nhóm và các đồng minh nhóm họp tại Abu Dhabi ngày 11/11, một động thái mà các quan chức ở Riyadh đã ám chỉ. Với những kỳ vọng này có thể hỗ trợ cho giá không giảm mạnh thêm nữa trong hai phiên cuối tuần. Diễn biến giá tuần sau sẽ còn phụ thuộc vào kết quả cuộc họp cuối tuần này.

Do đó, Xangdau.net dự báo giá dầu sẽ có sự điều chỉnh, trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu Mỹ bước vào mùa sản xuất cao điểm để chuẩn bị nhiên liệu phục vụ cho mùa đông sau Lễ Tạ ơn (22/11). Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi kết quả cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc bên lề hội nghị G20 vào cuối tháng này. Hiện nay có tín hiệu cho thấy hy vọng rằng tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể được giải quyết. Nếu đúng như vậy thì dự báo giá dầu có thể dần điều chỉnh tăng trở lại vào phạm vi 65-66 USD vào cuối tháng này.

Bản tin sáng ngày 8/11/2018

Cuộc chiến OPEC với dầu đá phiến của Mỹ đã quay trở lại, đưa sự không chắc chắn mới vào các thị trường thô trong bối cảnh giá dầu thô ở mức thấp 8 tháng và các lệnh trừng phạt lên xuất khẩu của Iran.

Chỉ một ngày sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, nơi tổng thống Donald Trump đã tính toán dựa vào các đồng minh sản xuất dầu lớn của Mỹ duy trì giá dầu thô ở mức thấp để thu hút các cử tri bảo thủ, OPEC đã gợi ý rằng họ sẵn sàng cắt giảm sản lượng để vực dậy thị trường đã mất 20% giá trị trong 5 tuần qua. Nhóm các nhà sản xuất dự kiến sẽ gặp nhau vào ngày 6 tháng 12.

Sản lượng đá phiến của Mỹ trong khi đó đạt mức cao kỷ lục mới, với Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA hôm thứ Tư công bố sản lượng dầu thô hàng tuần là 11,6 triệu thùng/ngày. EIA cũng cho biết mức tăng hàng tuần thứ bảy liên tiếp trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ, với kho dự trữ tăng 5,8 triệu thùng trong tuần trước so với dự báo tăng 2,4 triệu thùng. Sáu trong bảy tuần qua đã nhìn thấy các số liệu tăng đáng kể. 

Bức tranh xung đột về OPEC muốn cắt giảm sản lượng so với sản lượng của Mỹ bùng nổ đã đẩy thị trường dầu thô vào một viễn cảnh không chắc chắn mới.

Dầu WTI của Mỹ đã giảm 54 cent, tương đương 1%, ở mức 61,67 USD/thùng sau khi chạm mức thấp tháng 3 là 61,20 USD. Trước đó trong phiên, thị trường dầu thô Mỹ đã tăng gần 1 USD. Kể từ đầu tháng 10, dầu WTI đã mất khoảng 20%, rơi vào lãnh thổ thị trường giá giảm, sau khi chạm mức cao nhất trong bốn năm gần 77 USD.

Dầu thô Brent, chuẩn quốc tế, giảm 6 cent, tương đương dưới 0,1%, còn 72,07 USD/thùng. Đó là mức giảm khoảng 17% so với mức cao nhất trong bốn năm của Brent trên 86 USD vào tháng trước.

Giá dầu tăng 20% trong khoảng thời gian 5 tháng sau khi Trump hủy bỏ hồi tháng 5 đã hủy bỏ một thỏa thuận dưới thời Obama với Iran, cho phép Tehran xuất khẩu dầu để đổi lấy sự giới hạn trong chương trình hạt nhân của nước này.

Nhưng sau khi đạt mức cao nhất trong bốn năm qua, thị trường đã giảm mạnh trong vòng 5 tuần qua do sự bảo đảm ban đầu của Saudi Arabia rằng họ sẽ bơm nhiều dầu thô cần thiết để bù đắp cho xuất khẩu Iran bị mất, ước tính ở từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu thùng một ngày. Tuần này, khi các lệnh trừng phạt lên Tehran chính thức bắt đầu, chính quyền Trump đã ban hành quyền miễn trừ trừng phạt cho tám quốc gia để tiếp tục nhập khẩu từ Cộng hòa Hồi giáo này trong sáu tháng tới. Điều đó khiến gây sức ép giảm hơn nữa lên giá dầu thô.

Nhưng các nguồn tin OPEC nói với Reuters hôm thứ Tư rằng nhóm có thể quay trở lại cắt giảm sản lượng vào năm tới, điều này dường như cho thấy sự thay đổi trong lập trường của Saudi.

Trước đó, hãng tin TASS của Nga đã báo cáo rằng Nga và Saudi Arabia đã bắt đầu các cuộc thảo luận song phương về các hạn chế sản xuất có thể trong năm 2019.

"Đây là dấu hiệu cho thấy họ không sẵn sàng để giá dầu giảm," Scott Shelton, nhà môi giới tại ICAP (LON: NXGN) tại Durham, N.C., cho biết.

Trump đã cân nhắc tình hình của Iran hôm thứ Tư, cho rằng mình là người đang điều khiển thị trường xuống thấp hơn và đảm bảo Brent không đạt 100 USD một thùng như nhiều người đã suy đoán cách đây một tháng.

"Đó là vì tôi," tổng thống nói tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng "Nếu bạn nhìn vào giá dầu nó đã giảm rất đáng kể trong vài tháng qua."

"Tôi đã làm điều đó bởi vì tôi không muốn giá dầu lên tới 100 USD mỗi thùng, bởi vì tôi đang đẩy nó đi xuống," ông nói thêm.

Dự báo

Cuộc chiến OPEC với dầu đá phiến của Mỹ đã quay trở lại, đưa sự không chắc chắn mới vào các thị trường thô trong bối cảnh giá dầu thô ở mức thấp 8 tháng và các lệnh trừng phạt lên xuất khẩu của Iran. Các nhà đầu tư đang hướng tới khả năng Saudi Arabia - người đứng đầu OPEC - có thể kêu gọi cắt giảm sản lượng mới khi nhóm và các đồng minh nhóm họp tại Abu Dhabi hôm Chủ Nhật, một động thái mà các quan chức ở Riyadh đã ám chỉ.

Tuy nhiên lưu ý rằng một khi thị trường vượt bán, hai điều đồng thời xảy ra: Một là short-covering, với những người buộc phải mua vào để bù cho đủ số cần giao. Hai là sự xuất hiện của đám đông mua bắt đáy khi giá giảm. Vì vậy, hai lực mua đồng thời này có thể đẩy giá vọt lên rất nhanh. Tuy nhiên liệu đà tăng này có bền vững không? Điều này còn phụ thuộc vào lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung như thế nào, cùng với các dữ liệu chính khác như tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ. Nhưng có lẽ sự phục hồi này chỉ sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 06/11 vì chính quyền Trump muốn giữ giá dầu ở mức thấp để tạo lợi thế trong cuộc đua chính trị.

Do đó, Xangdau.net dự báo giá dầu sẽ có sự điều chỉnh trở lại sau sự kiện này, trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu Mỹ bước vào mùa sản xuất cao điểm để chuẩn bị nhiên liệu phục vụ cho mùa đông sau Lễ Tạ ơn (22/11). Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi kết quả cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc bên lề hội nghị G20 vào cuối tháng này. Hiện nay có tín hiệu cho thấy hy vọng rằng tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể được giải quyết. Nếu đúng như vậy thì dự báo giá dầu có thể dần điều chỉnh tăng trở lại vào phạm vi 65-66 USD vào cuối tháng này.