Bản tin chiều 7/6/18
Giá dầu tăng nhờ được hỗ trợ bởi xuất khẩu từ Venezuela sụt giảm.
Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 48 cent lên 75,84 USD/thùng. Dầu WTI tăng 33 cent lên 65,06 USD/thùng.
Venezuela đã chậm trễ gần 1 tháng trong việc xuất khẩu dầu thô cho khách hàng từ cảng xuất khẩu dầu chính của họ, do việc chậm trễ kinh niên đe dọa vi phạm các hợp đồng cung cấp dầu thô của công ty PDVSA nếu chúng không nhanh chóng được phép dỡ hàng.
Các tàu chở dầu đang đợi để nạp hơn 24 triệu thùng dầu thô, gần bằng khối lượng xuất khẩu của PDVSA trong tháng 4, nằm ở cảng chính của nước này. Sự ùn ứ này là quá nghiêm trọng, PDVSA đã trả lời các khách hàng họ có thể tuyên bố tình trạng bất khả kháng, cho biết hãng này tạm thời dừng các hợp đồng nếu họ không chấp nhận điều khoản giao hàng mới.
Những vấn đề nguồn cung của Venezuela diễn ra trong hoàn cảnh OPEC tự nguyện cắt giảm sản lượng diễn ra từ đầu năm 2017 để siết chặt thị trường và hỗ trợ giá.
Tổ chức này sẽ nhóm họp tại trụ sở chính ở Vienna, cùng với nhà sản xuất hàng đầu thế giới, ngoài OPEC là Nga vào ngày 22/6 để thảo thuận về chính sách sản lượng.
Iraq, thành viên OPEC cho biết vấn đề tăng sản lượng chưa được bàn đến do thị trường ổn định và giá tốt. Bình luận này tiếp sau một yêu cầu không chính thức từ Mỹ đòi Saudi Arabia tăng sản lượng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục nữa trong tuần trước với 10,8 triệu thùng/ngày, tăng 28% trong hai năm qua hay tăng trưởng trung bình 2,3% mỗi tháng kể từ giữa năm 2016.
Sản lượng của Mỹ tăng vọt khiến nới rộng mức chênh của dầu WTI và Brent lên hơn 10 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ cũng tăng 2,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 1/6, lên 436,6 triệu thùng.
Tâm lý thị trường hiện vẫn còn đang tiêu cực do lo sợ OPEC sẽ quyết định tăng thêm sản lượng tại cuộc họp 22/6 để bù đắp cho sản lượng bị mất ở Venezuela và Iran.
Dự báo
Thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6.
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về hướng xuống 65 nhiều hơn.
Bản tin sáng 7/6/2018
Giá dầu thô WTI giảm 1,2% do dữ liệu cho thấy sự gia tăng bất ngờ trong nguồn cung dầu thô của Mỹ cũng như việc mở rộng liên tục sản lượng của Mỹ lên mức kỷ lục.
Trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange WTI giao tháng 7 giảm 1,21% còn 64,73 USD / thùng, trong khi trên sàn giao dịch ICE London, Brent giảm 0,03% giao dịch ở mức 75,38 USD/thùng.
Các kho dự trữ dầu thô Mỹ tăng 2,072 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 6, so với dự đoán giảm 2 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Sự gia tăng đột biến trong nguồn cung dầu thô xuất hiện trong khi xuất khẩu giảm – bất chấp sự chênh lệch lớn giữa giá dầu thô WTI và giá dầu Brent - và nhập khẩu tăng mạnh.
Nhập khẩu dầu thô tăng 715.000 thùng/ngày tuần trước lên 8,3 triệu thùng/ngày, trong khi xuất khẩu giảm 500.000 thùng/ngày xuống còn 1,7 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, mức tăng 1,5% trong hoạt động lọc dầu, đã hạn chế quy mô tăng lên trong kho dự trữ dầu thô nhưng nguồn cung sản phẩm cũng tăng mạnh.
Các kho dự trữ xăng - một trong những sản phẩm được tinh chế từ dầu thô - tăng 4,603 triệu thùng, vượt dự báo tăng 0,587 triệu thùng, trong khi nguồn cung nhiên liệu chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu sưởi - tăng 2,165 triệu thùng, vượt dự báo tăng 0,784 triệu thùng.
Mức tăng mạnh trong các kho dự trữ sản phẩm xuất hiện trong khi đến như tổng sản phẩm dầu mỏ được cung cấp giảm mạnh còn 18,5 triệu thùng một ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2016, theo Bloomberg.
Sản lượng dầu trong nước của Mỹ trong khi đó tiếp tục tăng trưởng lên mức kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày, theo số liệu EIA sơ bộ.
Niềm tin về giá dầu đã trở nên bi quan trong những tuần gần đây do những đồn đoán cho rằng OPEC và các đồng minh sẽ nới lỏng cắt giảm sản xuất để bù đắp nguồn cung giảm từ Venezuela và Iran, làm chậm lại tốc độ tái cân bằng trên thị trường dầu mỏ.
Những lo ngại đó đã trở nên trầm trọng hơn sau một báo cáo cho hay rằng chính phủ Mỹ đã bí mật yêu cầu Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác tăng sản lượng dầu thêm khoảng 1 triệu thùng một ngày.
OPEC cho biết trong bản báo cáo hàng tháng gần đây nhất nói rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng và sản lượng giảm của Venezuela đã giúp giảm lượng dầu thô dư thừa toàn cầu trong các kho dự trữ dầu thô xuống mức cao hơn mức trung bình 5 năm 1 chút.
Vào tháng 11 năm 2016, OPEC và các nhà sản xuất khác, kể cả Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày để cắt giảm hàng tồn kho toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm. Thỏa thuận do OPEC khởi xướng đã được gia hạn đến hết năm 2018 và dự kiến sẽ được xem xét lại tại cuộc họp tiếp theo của nhóm vào ngày 22 tháng Sáu.
Phân tích Kỹ thuật
Dầu thô đã kiểm nghiệm lại kháng cự vốn là hỗ trợ cũ gần đường xu hướng đi lên gần 65,61. Vùng hỗ trợ được nhìn thấy gần mức thấp nhất tháng 4 ở mức 62. Đường trung bình 10 ngày đã cắt xuống dưới đường trung bình 50 ngày cho thấy xu hướng giảm ngắn hạn hiện đang diễn ra. Giá đang quá bán khi chỉ báo stochastic nhanh đang có mức 7, dưới mức kích hoạt quá bán là 20, có thể báo hiệu cho sự điều chỉnh. Biểu đồ MACD có màu đỏ với quỹ đạo dốc xuống cho thấy giá thấp hơn.
Dự báo
Giá dầu thô giảm hôm thứ Tư sau dữ liệu hàng tồn kho của EIA. Các kho dự trữ dầu thô bất ngờ tăng, cùng với số liệu tăng trong dự trữ loại xăng và nhiên liệu chưng cất. Nhập khẩu tăng vọt nhưng giảm theo mức trung bình trong khi việc công suất nhà máy tinh chế tăng lên phù hợp với giai đoạn đầu mùa lái xe cao điểm hè.
Về mặt kỹ thuật giá dầu thô giao dịch giảm để tiếp cận mục tiêu giảm đầ tiên là 63,78, để giữ cho kịch bản xu hướng giá giảm diễn ra trong giai đoạn sắp tới, nếu giá phá vỡ mức này sẽ làm mở rộng đà giảm xuống 61,64 như một mục tiêu chính tiếp theo, sự tiếp tục của các điều kiện suy giảm dự kiến duy trì dưới 65,50 và 66,00.
Về phía các nguyên nhân cơ bản, thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6.
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về xu hướng hướng về 65 nhiều hơn.