Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 07/12/2018

Bản tin chiều 07/12/2018

Giá dầu giảm sau khi cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ở Vienna không đạt được quyết định cuối cùng về cắt giảm sản lượng.

Dầu thô WTI giao tháng 1 giảm 0,93% xuống 51,01 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange, trong khi sàn giao dịch liên lục địa London dầu Brent giao tháng 2 giảm 1,08% xuống còn 59,66 USD một thùng.

Cuộc họp OPEC hôm thứ Năm đã không công bố bất kỳ quyết định sản lượng nào, khi các nhà sản xuất dầu đã trì hoãn quyết định tới thứ Sáu sau một cuộc thảo luận với Nga.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã bay trở lại St Petersburg để gặp Tổng thống Vladimir Putin, và ông dự kiến ​​sẽ trở lại Vienna trong ngày hôm nay để thảo luận về quyết định sản lượng với OPEC cho sáu tháng tới.

Dầu thô đã giảm hơn 3% và dầu thô Brent giảm khoảng 3,5% sau thông báo hôm thứ Năm.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih, nói với các nhà báo trước cuộc họp OPEC rằng mức cắt giảm sản lượng có thể dao động từ 0,5 đến 1,5 triệu thùng mỗi ngày.

Sự không chắc chắn về kết quả cuộc họp OPEC càng bị làm phức tạp hơn nữa bởi Iran khi nước này tìm cách miễn trừ khỏi giảm cắt giảm sản lượng, do các biện pháp trừng phạt dầu thô của Mỹ, trong khi Qatar cho biết sẽ rời khỏi nhóm vào tháng 01.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 7,3 triệu thùng xuống còn 443,2 triệu thùng tính đến ngày 30/11 so với tuần trước đó, đợt giảm đầu tiên trong 11 tuần, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng hôm thứ Năm. Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu dầu ròng lần đầu tiên trong 75 năm, theo tờ New York Times.

Dự báo

Giá dầu đang chịu áp lực bởi sự bán tháo trong thị trường chứng khoán, và phản ánh hoài nghi OPEC sẽ thông qua được mức cắt giảm sản lượng đủ lớn để hỗ trợ giá.

Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đã một lần nữa đưa thị trường vào tâm lý rủi ro với hợp đồng tương lai của Mỹ chạm vào công cụ ngắt giao dịch sau những rủi ro về căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ quay trở lại bất chấp thỏa thuận đình chiến gần đây.

Việc bắt giữ giám đốc tài chính của công ty viễn thông Trung Quốc, Huawei Technologies, bởi chính quyền Canada, hiện đang phải đối mặt với việc dẫn độ sang Mỹ với lí do vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran, đã dẫn đến một phản ứng từ Bắc Kinh. Trung Quốc đang yêu cầu cả Canada và Mỹ "sửa chữa sai lầm này". Các nhà đầu tư cho rằng đây là điều tồi tệ nhất và có những lo ngại rằng điều này không chỉ phá vỡ các điều kiện ngừng chiến trong cuộc chiến thuế quan, mà còn có ý nghĩa nhất định trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và quan hệ địa chính trị.

Với những sức ép mà giá dầu đang phải chịu từ thị trường chứng khoán, nếu tối nay, kết quả cuộc họp giữa OPEC với Nga không thể dẫn đến một thỏa thuận cắt giảm sản lượng được ít nhất 1 triệu thùng/ngày như đã kỳ vọng hoặc một tuyên bố chung không cụ thể, rõ ràng thì sẽ dẫn đến hiện tượng bán tháo, giá có thể chọc thủng mốc 50. Ngược lại thì giá sẽ phục hồi về lại ngưỡng 53-54.

Bản tin sáng ngày 7/12/2018

Vào bất kỳ thời điểm nào khác, mức giảm hàng tuần 7 triệu thùng và mức xuất khẩu kỷ lục đầu tiên trong dầu thô Mỹ có thể đã đẩy giá dầu tăng vọt. Nhưng điều đó không xảy ra khi Nga đang duy trì một sự im lặng về việc cắt giảm sản xuất mà OPEC và có các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ không thể thực hiện mà không có người Nga.

Dầu WTI của Mỹ đã giảm 1,40 USD, tương đương 2,7%, ở mức 51,49 USD/thùng. WTI đã giảm 5% trong đầu phiên trước đó, gần một thử nghiệm khác của ngưỡng hỗ trợ 50 USD, khi OPEC chờ đợi nghe từ nhà sản xuất dầu không phải là thành viên nhưng có trọng lượng Nga về điều mà nhóm sẽ thông báo cho việc cắt giảm sản xuất nhằm tăng giá dầu thô.

Brent cũng giảm 1,50 USD, tương đương 2,3%, giao dịch ở mức 60,16 US/thùng sau khi giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 60 đô la trước đó trong phiên.

Các kho dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh trong tuần qua lần đầu tiên sau 11 tuần, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, thông báo một mức giảm 7.3 triệu thùng trong tuần tính đến 30/11, so với kỳ vọng giảm của các nhà phân tích chỉ 942.000 thùng.

Tariq Zahir, nhà quản lý của Tyche Capital Advisors, một quỹ tập trung vào dầu mỏ ở New York cho biết: “Đây là một con số giảm làm tăng giá nhưng sự chú ý của thị trường là hoàn toàn vào OPEC. Người Nga đang có vẻ như không muốn nhượng bộ một mức giảm lớn. Ngoài ra còn có tâm lý rủi ro rất lớn trên Phố Wall đang làm tăng thêm sức ép cho dầu."

Hai nguồn tin cho biết OPEC đã có một thỏa thuận cắt giảm sản xuất nhưng cần sự đồng bộ và đóng góp của Nga đối với kế hoạch này. Bộ trưởng Năng lượng của Nga Alexander Novak đã bay trở lại Moscow từ Vienna để nhận được sự chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin và sẽ trở lại thủ đô Áo vào thứ Sáu với một quyết định.

Nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, Saudi Arabia, đã đề xuất rằng tình trạng cung vượt cầu toàn cầu trong dầu cần phải giảm 1,3 triệu thùng/ngày hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, Riyadh cũng cho biết họ sẽ không thực hiện các biện pháp cắt giảm và hy sinh thị phần của mình trừ khi những thành viên khác trong OPEC cũng như các nhà sản xuất dầu lớn bên ngoài nhóm, bao gồm Nga, cũng tham gia cắt giảm.

Mỹ, Saudi Arabia và Nga đã tăng sản lượng dầu của họ lên mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây, lên mức khoảng 11 triệu thùng dầu. Bất chấp tầm vóc của mình kể từ năm nay như là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Mỹ không hợp tác cân bằng sản xuất với Nga và OPEC vì không có công ty dầu quốc gia nào để ra lệnh chính sách và ngành công nghiệp của nó được tạo thành từ hàng chục nhà sản xuất độc lập.

Sự sụt giảm mạnh của Dow đã làm tăng thêm sức ép lên dầu khi thị trường chứng khoán giảm mạnh sau khi việc bắt giữ một giám đốc điều hành hàng đầu tại công ty Huawei Technologies của Trung Quốc đã làm dấy lên lo lắng về căng thẳng thương mại Trung-Mỹ.

Đáng kinh ngạc hơn so với lượng dự trữ dầu thô giảm mạnh trong tuần là số liệu của EIA cho thấy Mỹ đã xuất khẩu 3,2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tuần trước, mức cao nhất từ trước đến nay của quốc gia này sau khi chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ kéo dài 4 thập niên chỉ mới cách đây 2 năm, thời điểm đỉnh cao thừa cung dầu thô đá phiến đầu tiên của giai đoạn 2014-2017.

Các tính toán cho thấy xuất khẩu ròng thực tế là 211.000 thùng/ngày sau khi khấu trừ hàng nhập khẩu, số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ.

"Sự gia tăng trong xuất khẩu là đáng kể", ông John Kilduff, đối tác tại quỹ đầu tư năng lượng Again  Capital  tại New York. "Nhập khẩu dầu thô giảm một lượng kha khá và các nhà máy lọc dầu ổn định ở mức cao, tạo ra nhu cầu dầu thô mạnh mẽ".

Dự báo

Giá dầu đang chịu áp lực, phần nào phản ánh việc bán tháo trong thị trường chứng khoán, một phần phản ánh hoài nghi OPEC sẽ thông qua được mức cắt giảm sản lượng đủ lớn để hỗ trợ giá.

Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đã một lần nữa đưa thị trường vào tâm lý rủi ro với hợp đồng tương lai của Mỹ chạm vào công cụ ngắt giao dịch sau những rủi ro về căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ quay trở lại bất chấp thỏa thuận tạm ngừng chiến gần đây có vẻ như đang lâm vào tình thế nguy hiểm.

Việc bắt giữ giám đốc tài chính của công ty viễn thông Trung Quốc, Huawei Technologies, bởi chính quyền Canada, hiện đang phải đối mặt với việc dẫn độ sang Mỹ với lí do vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran, đã dẫn đếnmột phản ứng từ Bắc Kinh. Trung Quốc đang yêu cầu cả Canada và Mỹ "sửa chữa sai lầm này". Các nhà đầu tư cho rằng đây là điều tồi tệ nhất và có những lo ngại rằng điều này không chỉ phá vỡ các điều kiện ngừng chiến trong cuộc chiến thuế quan, mà còn có ý nghĩa nhất định trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và quan hệ địa chính trị.

Tuy nhiên, các thương nhân cũng lo ngại rằng cuộc họp giữa các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ hôm thứ Năm đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản xuất. OPEC dự kiến sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về quy mô cắt giảm sản xuất vào thứ Sáu, nhưng có sự hoài nghi trên thị trường rằng sẽ không có đủ một thỏa thuận cắt giảm sản xuất, và điều đó khiến cho dầu bị giảm.