Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 07/04/2022

Bản tin dầu thô chiều 07/4/2022

Giá dầu đã phục hồi được phần nào vào sáng thứ Năm sau khi rớt hơn 5% xuống mức thấp nhất trong ba tuần ở phiên trước đó, sau khi các quốc gia thông báo giải phóng một lượng lớn dầu từ kho dự trữ khẩn cấp để bù đắp nguồn cung bị mất từ ​​Nga.

Giá dầu Brent giao tháng 6 tăng 1,32 USD, tương đương 1,3%, lên 102,39 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI tăng 1,18 USD, tương đương 1,2%, ở mức 97,41 USD/thùng.

Các nước thành viên thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng, bên cạnh 180 triệu thùng mà Hoa Kỳ công bố vào tuần trước để giúp hạ nhiệt giá trong một thị trường eo hẹp nguồn cung sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết ngay cả khi các kho dự trữ dầu được giải phóng khẩn cấp, nguồn cung vẫn khan hiếm.

Stephen Innes, giám đốc điều hành của SPI Asset Management, cho biết: “Ngoài việc giải phóng kho dự trữ toàn cầu khổng lồ, sự phá hủy nhu cầu và suy thoái hiện là cơ chế hạ giá duy nhất trong một thế giới không có lớp đệm dầu dự trữ”.

Nhà phân tích Baden Moore của Ngân hàng Quốc gia Australia cho biết đợt xả kho mới nhất cùng với đợt giải phóng phối hợp của IEA được công bố vào ngày 1 tháng 3 tương đương với 1 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 5 đến cuối năm 2022, điều này sẽ giúp giới hạn đà tăng giá trong ngắn hạn.

"Nguồn cung bổ sung làm giảm rủi ro tăng giá trong ngắn hạn đối với thị trường và có khả năng tránh được yêu cầu cắt giảm nhà máy lọc dầu trong thời gian tới", Moore nói trong một lưu ý, trước khi thêm lưu ý thận trọng, "nhưng cần phải bổ sung lại kho dự trữ, dự kiến vào năm 2023, sẽ làm tăng thêm sự thắt chặt của thị trường kỳ hạn, khi mà triển vọng nguồn cung cơ bản không thay đổi, làm nghiêng rủi ro giá theo chiều hướng tăng".

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ bị đình trệ về việc khôi phục thỏa thuận năm 2015 về chương trình hạt nhân của Tehran đã làm trì hoãn thêm khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với dầu Iran, khiến thị trường càng thắt chặt.

Các nhà đàm phán cho biết cần có các quyết định chính trị ở Tehran và Washington để khắc phục các vấn đề còn tồn tại.