Giá dầu thô đã phục hồi sau một đợt sụt giảm kéo dài trong ba ngày khi căng thẳng Trung Đông giúp hình thành đáy trên thị trường trước khi báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ vào thứ Sáu.
Dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ giao dịch tại New York, chuẩn cho dầu của Mỹ, tăng 94 cent, tương đương 1,4%, ở mức 69,09 USD/thùng. WTI đã mất gần 8% trong ba phiên trước đó.
Dầu Brent giao dịch tại London, chuẩn toàn cầu, tăng 91 cent, tương đương 1,3%, ở mức 71,29 USD. Brent mất gần 7% trong ba phiên trước đó.
Ed Moya, nhà phân tích tại OANDA ở New York cho biết: “Dầu thô WTI có thể sẽ củng cố trong phạm vi giao dịch 67- 71 cho đến báo cáo việc làm ngày mai.”
Tối nay Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho tháng 7 có thể giúp Cục Dự trữ Liên bang FED quyết định tiến trình thực hiện với khoản kích thích 120 tỷ đô la mà cơ quan này đã cung cấp cho thị trường và nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu kể từ khi bùng phát Covid vào tháng 3 năm 2020. Các nhà kinh tế đang dự đoán mức tăng việc làm là 870.000 trong tháng 7 sau mức tăng 850.000 việc làm của tháng 6.
Tại Trung Đông, các máy bay phản lực của Israel đã tấn công nơi mà quân đội nước này cho là địa điểm phóng tên lửa ở Lebanon vào sáng thứ Năm để đáp trả hai quả rocket được bắn về phía Israel từ lãnh thổ Lebanon, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Iran.
Trả đũa diễn ra sau một cuộc tấn công vào một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Oman vào thứ Năm tuần trước, mà Israel đổ lỗi cho Iran. Hai thành viên phi của tàu, một người Anh và một người Romania, đã thiệt mạng. Iran đã bác bỏ mọi liên quan.
Căng thẳng trong khu vực dường như xóa bỏ ngay lập tức mọi khả năng về việc Iran nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với các cường quốc phương Tây, vốn là chìa khóa để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu của nước này. Nếu không có sự phục hồi đó, những nhà đầu cơ giá dầu giá lên có thể dễ thở hơn một chút, vì biết rằng Tehran không có khả năng bổ sung hàng trăm nghìn thùng mới vào thị trường mà các thùng đó có thể không tìm được nơi đến.
Bù trừ cho căng thẳng ở Trung Đông, lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng lên trong bối cảnh gia tăng các trường hợp nhiễm coronavirus.
Nhật Bản đang sẵn sàng mở rộng các hạn chế khẩn cấp tới nhiều tỉnh hơn trong khi Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, đã áp đặt các lệnh hạn chế ở một số thành phố và hủy các chuyến bay, đe dọa nhu cầu nhiên liệu.
Tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, số ca nhiễm Covid-19 đạt mức cao nhất trong sáu tháng với hơn 100.000 ca nhiễm bệnh được báo cáo vào thứ Tư, theo Reuters.