Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 06/06/2022

Bản tin dầu thô chiều 06/6/2022

Giá dầu tiếp tục đà tăng vào thứ Hai, với Brent vượt 120 USD/thùng sau khi Ả Rập Xê Út nâng giá bán dầu thô cho tháng Bảy, báo hiệu nguồn cung eo hẹp ngay cả sau khi các nhà sản xuất OPEC+ đồng ý tăng sản lượng trong hai tháng tới.

Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 68 cent, tương đương 0,6% lên 120,40 USD/thùng.

Giá dầu thô WTI giao tháng 7 cũng tăng 61 cent, tương đương 0,5% ở mức 119,48 USD/thùng.

Aramco cho biết cho biết hôm Chủ nhật, Saudi Arabia đã tăng giá bán chính thức tháng 7 (OSP) cho loại dầu thô nhẹ hàng đầu Arab sang châu Á thêm 2,10 USD so với tháng 6 lên mức chênh lệch cao hơn 6,5 USD so với mức trung bình của chuẩn Oman và Dubai.

Giá bán chính thức tháng 7 là mức cao nhất kể từ tháng 5, khi giá chạm mức cao nhất từ trước tới nay do lo ngại nguồn cung từ Nga bị gián đoạn vì các lệnh trừng phạt do cuộc xâm lược Ukraine.

Việc tăng giá diễn ra bất chấp quyết định vào tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) tăng sản lượng trong tháng 7 và tháng 8 thêm 648.000 thùng/ngày, tức là nhiều hơn 50% so với kế hoạch.

Hôm thứ Sáu, Iraq nước này đặt mục tiêu nâng sản lượng lên 4,58 triệu thùng/ngày vào tháng Bảy.

Avtar Sandu, giám đốc phụ trách hàng hóa của Phillip Futures ở Singapore cho biết, các nhà sản xuất dầu đang tận dụng mọi cơ hội có được và rằng nhu cầu lái xe vào mùa hè tại Mỹ và việc nới lỏng lệnh phong tỏa ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giữ giá ở mức cao.

Quyết định tăng sản lượng trong tương lai của OPEC+ được nhiều người coi là khó có thể đáp ứng nhu cầu do việc phân bổ tăng được áp dụng cho tất cả các thành viên, bao gồm cả Nga, quốc gia đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Mặc dù mức tăng đó là rất cần thiết, nhưng nó không đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu, đặc biệt là với lệnh cấm một phần của EU đối với nhập khẩu dầu của Nga”.

Hôm thứ Hai, Citibank và Barclays đã nâng dự báo giá cho năm 2022 và 2023 do nguồn cung của Nga thắt chặt hơn và sự trở lại của dầu Iran bị trì hoãn.

Các nhà phân tích của ngân hàng Citi cho biết dòng chảy được tái điều chỉnh sang châu Á có thể đồng nghĩa với việc sản xuất và xuất khẩu của Nga cuối cùng sẽ không giảm quá nhiều mà sẽ giảm trong khoảng từ 1 đến 1,5 triệu thùng/ngày.

"Trong số 1,9 triệu thùng/ngày dầu thô xuất khẩu qua đường biển tới châu Âu, khoảng 900.000 thùng/ngày có thể chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Quốc hoặc Ấn Độ hoặc có thể ở lại một số thị trường châu Âu với khả năng tiếp cận hạn chế đối với dầu không phải của Nga."

Barclays dự đoán sản lượng dầu của Nga sẽ giảm 1,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022.

Riêng hãng Eni của Ý và Repsol của Tây Ban Nha có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela sang châu Âu ngay trong tháng tới để bù cho dầu thô của Nga, 5 nguồn thạo tin nói với Reuters, khôi phục lại việc hoán đổi dầu để trả nợ vốn đã tạm dừng hai năm trước đây khi Washington tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin, khối lượng mà các công ty sẽ nhận được dự kiến ​​sẽ không lớn.

Bản tin dầu thô sáng 06/6/2022

Giá dầu tăng hơn 2 USD vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Hai sau khi Ả Rập Xê Út tăng mạnh giá bán dầu thô cho tháng Bảy, một chỉ báo cho thấy nguồn cung thắt chặt như thế nào ngay cả sau khi OPEC+ đồng ý tăng sản lượng nhiều hơn trong hai tháng tới.

Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 1,80 USD, tương đương 1,5%, lên 121,52 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong ngày là 121,95 USD, kéo dài mức tăng 1,8% hôm thứ Sáu.

Giá dầu thô WTI giao tháng 7 cũng tăng 1,63 USD, tương đương 1,4%, ở mức 120,50 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong ba tháng là 120,99 USD. Hợp đồng này đã tăng 1,7% vào thứ Sáu.

Ả Rập Xê Út đã tăng giá bán chính thức (OSP) cho loại dầu thô nhẹ hàng đầu Arab sang châu Á lên mức chênh lệch cao hơn 6,5 USD so với mức trung bình của chuẩn Oman và Dubai, tăng từ mức chênh lệch cao hơn 4,4 USD vào tháng 6, Aramco cho biết hôm Chủ nhật.

Động thái này được đưa ra vào tuần trước bất chấp quyết định của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) tăng sản lượng trong tháng 7 và tháng 8 thêm 648.000 thùng/ngày, tức là nhiều hơn 50% so với kế hoạch trước đó.

"Chỉ vài ngày sau khi nới sản lượng lên nhiều hơn một chút, Ả-rập Xê-út đã ngay lập tức nâng giá bán chính thức cho châu Á, thị trường chủ lực của họ ... khi nhìn thấy phản ứng dây chuyền đối với hợp đồng tương lai mở ra trên toàn thị trường dầu", đối tác quản lý Stephen Innes tại SPI Asset Management cho biết trong một ghi chú.

Ả Rập Xê Út cũng tăng giá bán chính thức cho loại dầu Arab Light xuất khẩu sang Tây Bắc Châu Âu lên mức cao hơn 4,30 USD so với chuẩn Brent trên sàn ICE cho tháng Bảy, tăng từ mức chênh lệch 2,10 USD vào tháng Sáu. Tuy nhiên, họ vẫn giữ mức chênh lệch cao hơn ổn định đối với các thùng dầu xuất khẩu Mỹ ở mức 5,65 USD so với Chỉ số dầu thô Argus Sour (ASCI).

Động thái tăng sản lượng của OPEC+ được cho là không thể đáp ứng đủ nhu cầu do một số nước thành viên, trong đó có Nga, không thể tăng sản lượng, trong khi nhu cầu tăng vọt ở Mỹ vào mùa lái xe cao điểm và Trung Quốc đang nới lỏng phong tỏa.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Mặc dù mức tăng đó là rất cần thiết, nhưng nó không đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu, đặc biệt là với lệnh cấm một phần của EU đối với nhập khẩu dầu của Nga”.