Bản tin chiều 6/6/18
Giá dầu tăng sau khi số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm và viễn cảnh Venezuela ngừng xuất khẩu dầu thô, nhưng đà tăng bị hạn chế khi chính phủ Mỹ yêu cầu Saudi Arabia và một số nhà sản xuất OPEC khác tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 tăng 29 cent lên 65,81 USD/thùng. Dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 53 cent lên 75,91 USD/thùng.
Theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 2 triệu thùng so với các nhà phân tích dự đoán giảm 1,8 triệu thùng. Dự trữ xăng tăng 3,8 triệu thùng so với giới phân tích dự đoán tăng 587.000 thùng. Dự trữ nhiên liệu chưng cất, gồm cả dầu diesel và dầu dưởi, giảm 871.000 thùng so với dự đoán tăng 784.000 thùng.
Thị trường đang đợi báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ vào cuối ngày hôm nay.
Công ty PDVSA của Venezuela đã thông báo cho các khách hàng quan trọng của họ là sẽ tuyên bố tình trạng bất khả kháng cho các hợp đồng dầu thô trừ phi đồng ý chấp nhận vận chuyển từng tàu một, trong bối cảnh sụt giảm sản lượng từ các mỏ dầu và ùn ứ tàu chở dầu tại các cảng.
Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Saudi Arabia và một số nhà sản xuất OPEC khác tăng sản lượng dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày. Dù chính phủ Mỹ thường bày tỏ quan điểm chống lại chính sách điều chỉnh giá dầu của OPEC, trong đó có một bình luận gần đây của Tổng thống Trump, nhưng yêu cầu tăng sản lượng dầu thêm một lượng cụ thể là một động thái hiếm hoi.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nhu cầu dầu mỏ sẽ xác định các nước trong và ngoài OPEC nên điều chỉnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ hiện nay như thế nào.
Dự báo
Thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6.
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về hướng xuống 65 nhiều hơn.
Bản tin sáng ngày 6/6/2018
Giá dầu thô WTI chốt tăng hôm thứ Ba vượt qua nỗ sợ nguồn cung toàn cầu tăng lên sau một báo cáo nói rằng chính quyền Mỹ đã yêu cầu các nhà sản xuất dầu mỏ lớn tăng sản lượng dầu.
Trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange WTI giao tháng 7 tăng 77 cent lên 65,52 USD/thùng, trong khi trên sàn giao dịch ICE London, Brent tăng 0,12% giao dịch ở mức 75,38 USD/thùng.
Giá dầu thô đã tăng trở lại từ mức thấp trong phiên khi sự tập trung chuyển sang dữ liệu kiểm kê năng lượng của Mỹ công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy sự sụt giảm nguồn cung dầu thô trong nước trong tuần thứ hai liên tiếp.
Giá dầu bắt đầu ngày giao dịch chịu nhiều sức ép sau khi Bloomberg đưa tin, trích dẫn nhiều nguồn tin, chính phủ Mỹ đã yêu cầu Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác tăng sản lượng dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Yêu cầu này được đưa ra sau một tweet của Tổng thống Trump vào tháng Tư, trong đó ông chỉ trích OPEC và tuyên bố giá dầu là "cao một cách giả dối".
Jeff Currie, trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman, đã giảm nhẹ tác động của việc tăng 1 triệu thùng mỗi ngày, nhấn mạnh việc các kho dự trữ sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên niềm tin về giá dầu vẫn tiếp tục bi qua do các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại OPEC, tại cuộc họp vào ngày 22/6, có thể nói lỏng các hạn chế sản xuất để bù đắp nguồn cung giảm ở Venezuela và giảm xuất khẩu dầu của Iran khi các lệnh trừng phạt của Mỹ xuất hiện.
Vào tháng 11 năm 2016, OPEC và các nhà sản xuất khác, kể cả Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày để cắt giảm hàng tồn kho toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm. Thỏa thuận do OPEC khởi xướng đã được gia hạn vào năm ngoái để kéo dài cho đến hết năm 2018.
Một loạt dữ liệu tồn kho mới từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ EIA công bố tối nay dự kiến sẽ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1,824 triệu thùng trong tuần trước.
Phân tích Kỹ thuật
Giá dầu thô tăng trở lại từ mức thấp trong phiên nhưng không thể bật trở lại để lên trên vùng hỗ trợ trước đó hiện là kháng cự là đường xu hướng giảm tại 66. Hỗ trợ dầu thô gần mức thấp nhất trong tháng 4 ở mức 61.61. Xu hướng giá là âm khi MACD gần mức chỉ số zero với quỹ đạo dốc xuống. Giá đang bị bán quá mức khi chỉ báo doa động stochastic nhanh tạo ra tín hiệu mua chéo trong vùng quá bán cho thấy giá cao hơn.
Dự báo
Giá dầu thô tăng nhẹ nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng kháng cự. Thông tin Venezuela không thể cung cấp đủ lượng dầu thô theo hợp đồng đã giúp giá ổn định. Các trader đang chờ báo cáo tồn kho của EIA, dự kiến sẽ cho thấy sụt giảm trong dự trữ.
Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô kiểm tra lại mức 65,50 và giá cần duy rì dưới mức này và dưới 66,00 để tiếp tục kịch bản xu hướng giảm gần đây, được hỗ trợ bởi chỉ báo stochastic đi đến vùng quá mua, chờ đợi hướng tới mục tiêu chính đầu tiên là 63,78 .
Về phía các nguyên nhân cơ bản, thị trường sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian chờ đợi cuộc họp OPEC chính thức diễn ra vào ngày 22/6.
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến giá có xu hướng đi xuống: sản lượng giảm ở Iran và Venezuela có thể được bù đắp bởi Nga, OPEC; khả năng OPEC và các đối tác sẽ dần rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng; sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng trong khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu bị không theo kịp tốc độ tăng trưởng; nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong mùa lái xe du lịch hè năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới bị đe dọa sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Nafta cũng như các đồng minh khác làm dấy lên nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Do đó, WTI sẽ nằm trong phạm vi 65-70, nhưng nghiêng về xu hướng hướng về 65 nhiều hơn.