Bản tin chiều 5/10/17
Giá dầu gần như không thay đổi nhiều, do thông tin trái chiều giữa bối cảnh kỳ vọng rằng Ả-rập Xê-út và Nga sẽ cắt giảm sản lượng, với xuất khẩu của Mỹ cao kỷ lục và sự trở lại của nguồn cung từ mỏ dầu Libya.
Dầu Brent ở mức 55,77 USD/thùng, giảm 3 cent. WTI tiếp tục giảm 3 cent giao dịch ở mức 49,95 USD/thùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư tuyên bố OPEC và các nhà sản xuất khác, trong đó có Nga có thể sẽ cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018, thay vì hết hạn vào tháng 3 năm 2018. Tuyên bố này được đưa ra trước chuyến viếng thăm của nhà vua Saudi Salman tới Moscow.
Mặc dù vậy, có nhiều yếu tố làm cản trở giá dầu thô.
Đầu tiên phải kể đến đó là sự hoạt động trở lại của mỏ dầu khổng lồ Sharara ở Libya hôm thứ Tư sau khi buộc phải đóng cửa hai ngày.
EIA cho biết xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng lên 1.98 triệu thùng/ngày trong tuần trước, vượt qua mức kỷ lục 1.5 triệu thùng/ngày trong tuần trước đó.
Nguyên nhân là do chênh lệch lớn giữa giá WTI so với giá dầu Brent quốc tế, khiến cho xuất khẩu dầu của Mỹ trở nên hấp dẫn.
Ngoài ra, các nhà phân tích tại ngân hàng Barclays cho biết nhu cầu dầu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc cải thiện hiệu suất nhiên liệu và sự gia tăng của xe điện (EV).
WTI có dấu hiệu phá vỡ mốc hỗ trợ 49 USD hiện nay, nếu đúng như vậy thì giá sẽ còn giảm thêm nữa, thậm chí là 47. Còn mức hỗ trợ của Brent là 55, nếu qua mốc này thì có thể xuống tới 52. Tuy nhiên, giá sẽ không rớt quá nhanh, vì sẽ có một số lực mua hỗ trợ từ các trader trong mỗi phiên, giá tiếp tục biến động mạnh qua từng phiên giao dịch.
Bản tin sáng 5/10/17
Giá dầu hôm thứ Tư giảm sau khi lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ tăng kỷ lục 2 triệu thùng/ngày kéo theo nỗi lo về nguồn cung dầu thô thừa trên toàn thế giới.
Trữ lượng dầu thô Mỹ tuần trước giảm mạnh, tuy nhiên lượng dầu thô xuất khẩu lại tăng lên mức 1,98 triệu thùng/ngày - Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng cho hay. Trữ lượng dầu thô Mỹ giảm 6 triệu thùng trong tuần trước so với dự đoán của các nhà phân tích là tăng 756.000 thùng. Nhu cầu dầu thô của các nhà máy lọc dầu khu vực Vịnh Mexico tăng do hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau trận bão Harvey.
Sản lượng dầu đá phiến của nước này trong tháng 9 tăng lên mức 9,56 triệu thùng/ngày- mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Dầu thô Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua do giá rẻ hơn nhiều so với dầu Brent.
Sản lượng dầu thô Mỹ tăng kéo giá dầu WTI giảm trong khi giá dầu Brent lại chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách cắt giảm sản lượng do OPEC dẫn đầu.
Giá dầu WTI giảm 44 cent xuống còn 49,98 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 20 cent xuống còn 55,8 USD/thùng.
Mức chênh lệch giữa giá dầu WTI và dầu Brent mở rộng thêm từ 5,31 USD/thùng lên 5,54 USD/thùng.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu đá phiến của Mỹ tăng sẽ phá vỡ nỗ lực cắt giảm nguồn cung dầu thô của các nước do OPEC dẫn đầu.
Các chuyên gia quan sát thị trường nhận định quá trình tái cân bằng thị trường đang diễn ra do nhu cầu tiêu thụ tăng và OPEC đang tích cực thực hiện cắt giảm sản lượng khai thác.
Hôm thứ Tư, Tổng thư ký OPEC nhận định ông tin tưởng rằng OPEC có thể tái thiết lập sự ổn định trên thị trường dầu thô. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông không loại trừ khả năng việc cắt giảm sản lượng kéo dài đến cuối năm 2018.
Phân tích kỹ thuật: Giá chốt dưới đường xu hướng hỗ trợ hiện đang là kháng cự gần xu hướng dốc lên gần 51. Hỗ trợ được thấy gần mức thấp tháng 8 tại 47. Xu hướng giá chuyển sang giảm do chỉ số MACD gần đây đã hình thành tín hiệu bán chéo. Điều này diễn ra do dải (EMA 12 ngày trừ EMA 26 ngày) cắt xuống EMA 9 ngày của dải. Đường tín hiệu này di chuyển từ dương sang âm củng cố tín hiệu bán chéo. Biểu đồ MACD trong vùng đỏ với quỹ đạo dốc xuống cho thấy giá dầu thấp hơn.
Giá đã chọc thủng mốc tâm lý quan trọng 50, và theo phân tích kỹ thuật thì giá có xu hướng tiếp tục đi xuống trong bối cảnh tâm lý bi quan lo ngại về viễn cảnh dư cung sẽ tiếp diễn.