Bản tin dầu thô chiều 04/5/2020
Giá dầu đã không thể giữ được đà tăng tuần trước và giảm vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á.
Dầu Brent mất 3,57% xuống còn 25,66 USD và WTI giảm 8,04% xuống còn 18,19 USD, ngay cả khi mức cắt giảm 10 triệu thùng mỗi ngày được OPEC + đồng ý tại cuộc họp đầu tháng 4 và bắt đầu có hiệu lực vào thứ Sáu.
Hợp đồng tương lai Brent đã giảm gần 60% trong năm nay, chạm mức thấp gần 21 năm vào tháng trước.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết các công ty năng lượng của Mỹ đã cắt giảm giàn khoan dầu trong tuần thứ bảy liên tiếp, đưa tổng số xuống còn 325, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2016.
Trong khi đó, OPEC đã tăng sản lượng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2019 trước khi cắt giảm vào thứ Năm.
Đã có những lo ngại rằng các nhà sản xuất sẽ chật vật để đáp ứng hạn mức cắt giảm sản lượng của họ, với nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC là Iraq được dự đoán sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng cam kết cắt giảm gần một phần tư sản lượng.
Ngay cả khi nhiều quốc gia hơn nới lỏng biện pháp phong tỏa khi số ca nhiễm COVID-19 giảm bớt thì một số nhà đầu tư vẫn hoài nghi về sự phục hồi nhu cầu và việc cắt giảm sản lượng có thể giải quyết vấn đề dư cung.
Dự báo giá dầu chiều 04/5/2020
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ leo thang trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc. Điều này sẽ tạo thêm sức ép lên sự phục hồi của giá dầu vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, giá sẽ được hỗ trợ phần nào bởi việc Ả Rập Xê Út và Nga sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào ngày 1 tháng 5.
*Nếu Mỹ áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc cùng với tình trạng thừa cung nghiêm trọng như hiện nay, giá có thể sẽ về dưới 15 USD
*Nếu Mỹ chưa có động thái rõ ràng thì giá WTI sẽ dao động quanh phạm vi 18-20 USD
Bản tin dầu thô sáng 04/5/2020
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Hai, ngắt quãng đà tăng của tuần trước, vì lo ngại tình trạng thừa dầu toàn cầu có thể kéo dài do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể kìm hãm sự phục hồi kinh tế ngay cả khi lệnh phong tỏa đại dịch coronavirus bắt đầu nới lỏng bớt.
Hợp đồng tương lai dầu thô WTI giao tháng 6 xuống mức thấp 18,32 USD/thùng, giảm 1,46 USD/thùng, tương đương 7,6%. Hợp đồng WTI đã tăng 17% trong tuần trước.
Dầu thô Brent cũng giảm 90 cent, tương đương 3,4%, ở mức 25,54 USD, sau khi chạm mức thấp 25,53 USD. Brent đã tăng khoảng 23% trong tuần trước sau ba tuần giảm liên tiếp.
Thị trường đã tìm thấy sự hỗ trợ vào tuần trước khi các nhà sản xuất dầu lớn do Ả Rập Xê Út và Nga dẫn đầu sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào ngày 1 tháng 5, trong khi hai nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ là Exxon Mobil Corp (NYSE: XOM) và Chevron Corp (NYSE: CVX), mỗi hãng cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng 400.000 thùng mỗi ngày trong quý này.
Việc cắt giảm sản lượng này kết hợp với việc nới lỏng các hạn chế kinh doanh ở một số tiểu bang và thành phố của Mỹ trên thế giới được kỳ vọng sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng thừa nhiên liệu cũng như áp lực đối với các bể chứa, giúp đẩy giá lên trong tuần trước.
Các hãng khoan dầu của Mỹ đã cắt giảm 53 giàn khoan trong tuần trước, đưa tổng số xuống còn 325, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2016, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết hôm thứ Sáu.
Tuy nhiên, những bình luận của Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ xem xét tăng thuế đối với Trung Quốc để trả đũa việc lan truyền coronavirus vì lo ngại rằng căng thẳng thương mại có thể làm giảm sự phục hồi kinh tế và hạn chế đà tăng giá dầu.
"Việc nối lại cuộc chiến thương mại sẽ gây bất lợi cho giá dầu trong dài hạn", Stephen Innes, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại công ty dịch vụ tài chính AxiCorp nhận xét.