Bản tin chiều 03/12/2018
Giá dầu tăng mạnh vào sáng thứ Hai sau khi Nga và Saudi Arabia đồng ý gia hạn một thỏa thuận để quản lý thị trường vào năm tới. Ngoài ra, việc Mỹ và Trung Quốc thống nhất tạm dừng cuộc chiến thương mại trong 90 ngày và cuộc họp OPEC dự kiến sẽ thông qua cắt giảm sản lượng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Mohammad bin Salman của Ảrập Xêút, họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina cuối tuần qua, đã đồng ý tiếp tục thỏa thuận hiện có để quản lý nguồn cung. Nga và Ả Rập Xê Út là hai trong số ba nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, với Mỹ hợp thành bộ ba.
Dầu thô WTI kỳ hạn giao tháng 1 tăng 5,32% lên 53,62 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange, trong khi dầu Brent giao tháng 2 tăng 4,84% lên 62,34 USD/thùng trên sàn giao dịch liên lục địa London.
Trong cuộc họp của họ tại G20, Putin và bin Salman đã đồng ý tiếp tục quản lý thị trường mà không cam kết với những con số cụ thể.
"Không có quyết định cuối cùng về khối lượng, nhưng cùng với Saudi Arabia chúng tôi sẽ làm điều đó ... chúng tôi đồng ý rằng chúng tôi sẽ theo dõi tình hình thị trường và phản ứng với nó một cách nhanh chóng," Putin nói với các phóng viên.
Thỏa thuận này đến trước khi cuộc họp OPEC diễn ra vào ngày 6 tháng 12 và cũng sẽ có Nga tham dự. Các nhà sản xuất dầu được kỳ vọng là sẽ thông báo cắt giảm cung để giảm thiểu tác động của tình trạng thừa cung vốn đã làm giảm một phần ba giá trị của giá dầu trong chưa đầy hai tháng.
Tuy nhiên, việc giảm cung vượt cầu có lẽ là khó khăn. Thứ nhất, Mỹ đã cho thấy sản lượng dầu thô tăng lên khoảng 11,5 triệu thùng/ngày, một mức cao kỷ lục. Và sản xuất thậm chí có thể tăng thêm trong năm tới khi nước này liên tục bổ sung thêm giàn khoan mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tìm cách tiếp tục giảm giá dầu bằng cách thúc giục các nhà sản xuất tăng sản lượng.
Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí tại cuộc họp cuối tuần tại Argentina là hai nền kinh tế hàng đầu sẽ không áp thuế quan thương mại trong ít nhất 90 ngày trong khi hai bên đàm phán để giải quyết các tranh chấp hiện có.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gây áp lực nặng nề lên thương mại toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế.
Dầu thô chưa được đưa vào danh sách hàng trăm mặt hàng bị đánh thuế nhập khẩu ở mỗi bên, nhưng các thương nhân cho biết tâm lý tích cực của thỏa thuận ngừng áp thuế này cũng đang thúc đẩy thị trường dầu thô.
"Thỏa thuận để tiếp tục đàm phán trong 90 ngày, và việc áp thuế được tạm dừng là một bất ngờ đáng ngạc nhiên", ngân hàng Mỹ Morgan Stanley (NYSE: MS) cho biết trong một lưu ý cho khách hàng vào thứ hai. Mặc dù các cuộc đàm phán thương mại sẽ "gặp nhiều khó khăn".
Nhìn chung, Morgan Stanley cho biết họ đã thấy “một sự tăng trưởng nhẹ trong triển vọng tăng trưởng 2019 “ do các cuộc đàm phán mới.
Giá dầu thô Mỹ cũng được đẩy lên bởi một thông báo từ Canada rằng tỉnh Alberta sẽ buộc các nhà sản xuất cắt giảm 8,7% sản lượng, tương đương 325.000 thùng mỗi ngày để đối phó với tình trạng tắc nghẽn đường ống dẫn vốn đã làm tăng dự trữ dầu thô trong kho. Hầu hết dầu của Alberta được xuất khẩu sang Mỹ.
Stephen Innes, người đứng đầu giao dịch cho châu Á / Thái Bình Dương tại hãng môi giới hợp đồng tương lai Oanda tại Singapore cho biết quyết định của Alberta là "một bước đi chưa từng có để giảm bớt khủng hoảng trong ngành năng lượng Canada."
Dự báo
Những thông tin tích cực vào cuối tuần qua có thể sẽ hỗ trợ cho giá dầu tuần này:
Thứ nhất, quyết định tạm hoãn áp thuế của hai nền kinh tế lớn nhất trong vòng 90 ngày để đàm phán với nhau đã phần nào mang lại một chút niềm tin cho thị trường, vốn đang rất lo lắng và dè dặt.
Bên cạnh đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Bảy (1 tháng 12) rằng Nga và Saudi Arabia đã đồng ý gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng dầu. Sau cuộc hội đàm tại hội nghị thượng đỉnh G20 với Thái tử Mohammed bin Salman, Putin cho biết hai nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới “đã đồng ý gia hạn thỏa thuận của chúng tôi”.
Tuy nhiên, theo nhận xét của xangdau.net thì sự phục hồi nhanh của giá sẽ không kéo dài, khi quyết định cắt giảm của OPEC+ chỉ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 6/12 tới. Do đó, giá sẽ chỉ phục hồi nhẹ, thoát khỏi ngưỡng tâm lý 50 để chờ đợi quyết định quan trọng sắp tới.
Hiện nay kỳ vọng của thị trường là OPEC+ sẽ quyết định cắt giảm 1-1,4 triệu thùng/ngày so với tháng 10, điều này sẽ được định vào giá trước cuộc họp. Do đó, nếu mức cắt giảm tương đương như vậy, thì giá sẽ không biến động nhiều, nhưng nếu như thấp hơn kỳ vọng hoặc không thể đưa ra một tuyên bố chung cụ thể, rõ ràng thì sẽ dẫn đến hiện tượng bán tháo.
Bản tin sáng 03/12/2018
Giá dầu tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm dừng cuộc xung đột thương mại của họ và trong bối cảnh cuộc họp OPEC sẽ diễn ra vào thứ Năm tuần này được dự kiến sẽ dẫn đến việc cắt giảm nguồn cung.
Dầu thô WTI giao tháng 1 ở mức 52,60 USD/thùng, tăng 1,67 USD/thùng, tương đương 3,2% so với mức đóng cửa hôm thứ Sáu. Dầu thô Brent giao tháng 2 tăng 1,55 USD/thùng, tương đương 2,6%, lên 61,01 USD/thùng.
Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí trong cuộc họp G20 tại Argentina vào cuối tuần qua là sẽ không áp thuế thương mại bổ sung trong ít nhất 90 ngày trong thời gian hai bên đàm phán để giải quyết các tranh chấp hiện có.
Tổng thống Trump đã đồng ý rằng vào ngày 1 tháng 1 năm 2019, ông sẽ vẫn để mức đối với sản phẩm trị giá 200 tỷ đô la ở mức 10 phần trăm và không tăng lên 25 phần trăm vào lần này. Cả hai bên đồng ý rằng họ sẽ cố gắng hoàn tất thỏa thuận này trong vòng 90 ngày tới. Nếu khi kết thúc giai đoạn này mà các bên không thể đạt được một thỏa thuận, thì mức thuế 10 phần trăm sẽ được nâng lên 25 phần trăm.
Dầu thô chưa được đưa vào danh sách hàng trăm mặt hàng ở mỗi bên đã bị đánh thuế nhập khẩu, nhưng các thương nhân cho biết tâm lý tích cực của việc tạm dừng này giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đang thúc đẩy thị trường dầu thô.
"Sau hội nghị G20 tâm lý thị trường tích cực hơn một chút so với dự kiến," Stephen Innes, người đứng đầu giao dịch cho châu Á / Thái Bình Dương tại hãng môi giới hợp đồng tương lai Oanda ở Singapore cho biết.
Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu tại Mỹ tiếp tục tung ra lượng dầu kỷ lục, với sản lượng dầu thô ở mức chưa từng có hơn 11,5 triệu thùng/ngày.
Dự báo
Những thông tin tích cực vào cuối tuần qua có thể sẽ hỗ trợ cho giá dầu tuần này:
Thứ nhất, quyết định tạm hoãn áp thuế của hai nền kinh tế lớn nhất trong vòng 90 ngày để đàm phán với nhau đã phần nào mang lại một chút niềm tin cho thị trường, vốn đang rất lo lắng và dè dặt.
Bên cạnh đó, Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Bảy (1 tháng 12) rằng Nga và Saudi Arabia đã đồng ý gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng dầu. Sau cuộc hội đàm tại hội nghị thượng đỉnh G20 với Thái tử Mohammed bin Salman, Putin cho biết hai nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới “đã đồng ý gia hạn thỏa thuận của chúng tôi”.
Tuy nhiên, theo nhận xét của xangdau.net thì giá sẽ không điều chỉnh tăng quá nhanh khi quyết định cắt giảm của OPEC+ chỉ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 6/12 tới. Do đó, giá sẽ chỉ phục hồi nhẹ, thoát khỏi ngưỡng tâm lý 50 để chờ đợi quyết định quan trọng sắp tới.
Hiện nay kỳ vọng của thị trường là OPEC+ sẽ quyết định cắt giảm 1-1,4 triệu thùng/ngày so với tháng 10, điều này sẽ được định vào giá trước cuộc họp. Do đó, nếu mức cắt giảm tương đương như vậy, thì giá sẽ không biến động nhiều, nhưng nếu như thấp hơn kỳ vọng hoặc không thể đưa ra một tuyên bố chung cụ thể, rõ ràng thì sẽ dẫn đến hiện tượng bán tháo.