Giá dầu tăng nhờ sự hỗ trợ của chỉ số PMI Trung Quốc
Giá dầu thô tiếp tục tăng vào đầu phiên thứ Ba với một khảo sát tư nhân về sản xuất Trung Quốc hỗ trợ cho niềm tin thị trường và căng thẳng địa chính trị được ghi nhận qua một dòng tweet của Tổng thống đắc cử Donald Trump khuyến cáo Triều Tiên về việc thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Trên sàn New York Mercantile Exchange, dầu thô WTI giao tháng 2 tăng 0,6% lên 54,04 USD/thùng. Trên sàn ICE Futures Exchange, Brent giao tháng 3 tăng 0,76% giao dịch tại 57,17 USD/thùng.
“Triều Tiên chỉ tuyên bố rằng nước này đang trong giai đoạn cuối của việc phát triển vũ khí hạt nhận có thể đạt được các bộ phận của Mỹ. Nó sẽ không bao giờ xảy ra” Ông Trump sau đó trách Trung Quốc về việc giao thương và hỗ trợ ngoại giao cho Triều Tiên.
Trước đó, chỉ số sản xuất PMI Caixin cho tháng 12 đạt 51.9 điểm, cao hơn nhiều so với mức dự báo 50.7, và tăng từ 50.9 điểm của tháng 11. Vào cuối tuần trước, số liệu cho thấy PMI chính thức từ Hiệp hội hậu cần và thu mua Trung Quốc cùng với Tổng cục thống kê quốc gia giảm còn 51.4 trong tháng 12, thấp hơn một chút so với dự báo.
“Sản xuất tại các nhà máy Trung Quốc tiếp tục tăng đã hỗ trợ cho chỉ số PMI cao hơn trong tháng 1. Đáng chú ý là, tốc độ tăng trưởng sản lượng đã tăng lên mốc cao 71 tháng, một số chuyên gia nhận xét về nhu cầu cơ bản mạnh hơn và giành được nhiều khách hàng mới”.
Số liệu này cho thấy nhu cầu trong nước cải thiện là nguyên nhân chính của tăng trưởng kinh doanh mới, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mới vẫn không đổi trong tháng 12.
Trong tuần này, nhiều người sẽ để mắt tới số liệu về tồn kho dầu thô và sản phẩm lọc dầu tại Mỹ trong hai ngày thứ Tư và Năm để đánh giá nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Báo cáo tuần này sẽ ra trễ hơn 1 ngày so với thường lệ.
Các nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục chú ý tới những nhận xét từ các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới để có thêm bằng chứng rằng các nước sẽ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Dầu đã phục hồi mạnh từ mức đáy hồi tháng 2, nhờ thỏa thuận đạt được giữa các nước nhằm hạn chế sản xuất lần đầu tiên trong 8 năm.
Thỏa thuận này nếu được thực hiện như kế hoạch sẽ làm giảm khoảng 2% nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ việc cắt giảm sẽ đáng kể như thị trường hiện nay kỳ vọng.
Cũng có một số lo lắng trên thị trường về việc tăng cường sản xuất tại in Libya và Nigeria, đây là hai nước được phép tăng cường sản xuất như một phần trong thỏa thuận của OPEC.
Trong khi đó, nhiều chỉ số cho thấy hoạt động khai thác dầu tại Mỹ vẫn còn đang tập trung. Hãng cung cấp dịch vụ khoan dầu Baker Hughes cho biết hôm thứ Sáu rằng số giàn khoan tại Mỹ tuần trước đã tăng thêm 2 giàn lên 525, đây là tuần tăng thứ 9 liên tiếp và chưa từng thấy trong gần 1 năm qua.
Một số nhà phân tích đã khuyến cáo rằng gần đây sự phục hồi của giá có thể là “lợi bất cập hại” vì nó khuyến khích các công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ hoạt động nhiều hơn, làm tăng thêm mối quan ngại về dư cung toàn cầu.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters được công bố hôm thứ Năm thì giá dầu sẽ dần tăng lên mốc 60 USD/thùng vào cuối năm 2017, nhưng đà tăng sẽ bị hãm lại với một đồng đô mạnh, sản lượng dầu Mỹ có thể tăng và khả năng các nước không tuân thủ theo thỏa thuận.