Bản tin sáng 02/3/2017
Dầu rớt trong ngày thứ ba khi tồn kho của Mỹ đạt mức cao kỷ lục
Giá dầu thô giảm trong phiên thứ ba liên tiếp hôm thứ Năm khi tồn kho của Mỹ tăng cao kỷ lục gây sức ép lên thị trường, với các nhà sản xuất tăng sản lượng dầu đá phiến.
Lượng dầu thô lưu kho tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, tăng 1,5 triệu thùng trong tuần trước, ít hơn mức dự báo, nhưng chạm mốc cao kỷ lục 520,2 triệu thùng sau tám tháng tăng liên tiếp.
Hợp đồng WTI giao tháng 4 giảm 10 cent, tương đương 0,2 phần trăm, xuống 53,73 USD/thùng trong khi Brent giao tháng 5 tăng 3 cent lên 56,33 USD/thùng.
Tuy nhiên, dầu vẫn bị khóa chặt trong một phạm vi giao dịch hẹp khi OPEC tuân thủ nghiêm ngặt việc cắt giảm sản lượng bù vào phần dự trữ dầu tăng của Mỹ.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong tháng thứ hai vào tháng 2, một khảo sát của Reuters cho thấy, cho thấy nhóm này đã đẩy mạnh việc tuân thủ lên khoảng 94 phần trăm.
Việc cắt giảm kỉ lục của Saudi Arabia và Angola đã giúp bù đắp sự tuân thủ yếu hơn của các thành viên khác mà đã đồng ý hạn chế sản lượng của họ. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ của Nga vẫn còn yếu.
Sản lượng dầu của Nga giảm trong tháng Hai xuống khoảng 11,10 triệu thùng mỗi ngày, từ hơn 11,2 triệu thùng trong tháng 10, hai nguồn tin thân cận với Reuters cho biết hôm thứ Tư. Nga đã cam kết sẽ cắt giảm 300.000 thùng dầu mỗi ngày trong nửa đầu năm 2017.
Xangdau.net dự báo giá WTI tuần này dao động trong khoảng 53-54 USD/thùng
Bản tin tối 01/3/17
Giá dầu phần lớn ổn định hôm thứ Tư, chốt phiên giảm nhẹ sau khi dự trữ dầu thô tại Mỹ đạt mức kỷ lục.
Dự trữ dầu thô Mỹ tăng 1,5 triệu thùng vào tuần trước, ít hơn dự đoán nhưng chạm mốc cao kỷ lục 520,2 triệu thùng sau 8 tuần tăng liên tiếp.
Việc dự trữ tăng liên tiếp gây ra lo ngại về việc cầu tăng không đủ để tiêu thụ hết lượng thừa cung bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất lớn trong nửa đầu năm.
Bất chấp những phản ứng đối với số liệu, giá dầu vẫn đang dao động ở phạm vi hẹp. Việc Mỹ tăng sản xuất làm giảm khả năng thị trường sẽ tái cân bằng trở lại trong khi có bằng chứng là các nhà sản xuất của OPEC đang tuân thủ một thỏa thuận cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục.
“Số liệu thống kê của EIA không cho thấy nhiều ngạc nhiên trong tuần này”, David Thompson, phó chủ tịch Powerhouse – công ty môi giới hàng hóa năng lượng ở Washington, nói.
“Thiếu nhu cầu dầu sưởi ấm vì lý do thời tiết sẽ được nhu cầu dầu dùng cho nông nghiệp bù lại trong những tuần tới. Nhưng với việc dầu đá phiến quay trở lại, có vẻ thị trường đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu”.
Hợp đồng dầu WTI Mỹ giao tháng 4 đã giảm 18 cent xuống còn 53,83 USD. Hợp đồng dầu Brent tương lai giao tháng 5 giảm 15 cent xuống còn 56,36 USD/thùng sau khi giao dịch ở mức cao 57,05 USD/thùng.
OPEC đã giảm sản lượng dầu khai thác tháng thứ 2 liên tiếp, khảo sát của Reuters cho thấy, nhóm sản xuất này đã tăng mức độ tuân thủ lên khoảng 94%.
Lượng cắt giảm mạnh hơn nữa của Arab Saudia và Angola giúp bù lại mức tuân thủ yếu hơn của các thành viên khác từng đồng ý hạn chế sản lượng. Tuy nhiên, sản xuất dầu tại Nga, nước từng cam kết cắt giảm 300.000 thùng/ngày trong thỏa thuận với OPEC, chỉ giảm từ hơn 11,2 triệu (tháng 10 năm 2016) xuống 11,1 triệu thùng/ngày (tháng 2), cho thấy mức tuân thủ yếu hơn – 2 nguồn tin thân cận cho biết.
Thị trường cho thấy ít phản ứng với thông tin tăng lượng cung dầu thô ở vùng biển Bắc trong tháng tới. Số liệu cho thấy một sự gia tăng từ 884.000 thùng/ ngày trong tháng 3 lên 908.000 thùng.
Xangdau.net dự báo giá WTI tuần này dao động trong khoảng 53-54 USD/thùng