Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 02/08/2019

 

Bản tin dầu thô chiều 02/8/2019

Giá dầu tăng hơn 2%, hồi phục từ mức giảm lớn nhất trong nhiều năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thêm thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, làm gia tăng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế và tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.

Chốt phiên thứ Năm, dầu thô Brent giảm hơn 7%, mức giảm mạnh nhất trong hơn ba năm. Hợp đồng WTI cũng giảm gần 8%, và là ngày tồi tệ nhất trong hơn bốn năm.

Giá chấm dứt sự phục hồi mong manh được xây dựng dựa trên tồn kho Mỹ giảm liên tục, ngay cả khi nhu cầu toàn cầu có vẻ chao đảo vì tranh chấp thương mại.

Giá dầu Brent tương lai sáng nay tăng 1,51 USD, tương đương 2,5%, lên 62,01 USD/thùng, trong khi WTI tăng 1,06 USD, tương đương 2%, lên 55,01 USD/thùng.

Trump cho biết hôm thứ Năm, ông sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 9 và có thể tăng thuế hơn nữa nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thể nhanh chóng tiến hành đạt được thỏa thuận thương mại.

Thông báo mở rộng thuế quan của Trump đối với gần như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ và đánh dấu sự chấm dứt đột ngột cho một thỏa thuận tạm thời trong một cuộc chiến thương mại đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường tài chính sôi động.

Giá phục hồi sáng này có thể là do các nhà đầu tư đang đánh giá lại động thái của Trump và các tác động của nó, Stephen Innes, đối tác quản lý tại VM thị trường nói với Reuters qua email.

Nền kinh tế Mỹ đã mở rộng 2,1% trong quý hai, dữ liệu của chính phủ cho thấy vào ngày 26 tháng 7, vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế, mặc dù nó thấp hơn mức tăng trưởng quý đầu tiên.

Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu về thiệt hại kinh tế do tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong tuần này báo cáo hoạt động sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng Bảy.

Hoạt động sản xuất của Mỹ cũng giảm trong tháng trước, xuống mức thấp gần ba năm và chi tiêu xây dựng giảm trong tháng 6 khi đầu tư vào các dự án xây dựng tư nhân giảm xuống mức thấp nhất trong một năm rưỡi, dữ liệu cho thấy vào thứ Năm.

Suy thoái kinh tế đã dẫn đến nhu cầu dầu giảm ở Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Lượng dầu thô được xử lý tại các nhà máy lọc dầu của Mỹ đạt trung bình 17,2 triệu thùng mỗi ngày trong bốn tuần qua, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của chính phủ cho thấy trong tuần này.

Dự báo dầu thô chiều 02/8/2019

Dầu thô bước vào một tháng giao dịch mới với một cú sốc giảm giá tồi tệ gần 8% cho WTI và 7% cho Brent sau lời đe dọa đánh thuế của Trump. Diễn biến giá này đã xác nhận quan điểm của chúng tôi rằng mối quan ngại tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn thống trị trong thị trường ít nhất là trong thời gian tới.

Mặc dù các yếu tố tăng và giảm trong thị trường dầu mỏ vẫn duy trì, giằng co, nhưng có vẻ như tâm lý nghiêng hơn về lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu kém do kinh tế trì trệ.

Giá tăng nhờ tồn kho Mỹ giảm và Fed hạ lãi suất. Căng thẳng Iran cũng có thể cung cấp hỗ trợ. Tuy nhiên, giá sẽ một lần nữa giảm xuống khu vực 50-52 đô la nếu Mỹ và Iran có thể đồng ý đàm phán.

Ngoài ra, nhu cầu trì trệ và sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá dầu.

Xangdau.net dự báo giá WTI sẽ vẫn rất khó lường và biến động trong tháng 8, nhưng nhìn chung mốc 60 sẽ lại trở thành ngưỡng kháng cự, phạm vi giá dao động khá lớn 52,50-62,50 trong suốt tháng.

Bản tin dầu thô sáng ngày 2/8/2019

Một đồng đô la Mỹ mạnh hơn đã khiến cho dầu có một khởi đầu tồi tệ hôm thứ Năm, nhưng tin tức về kế hoạch thực hiện thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc của tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng, đẩy giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6.

Đồng đô la Mỹ đã mạnh lên trước đó lên mức cao nhất hai năm, sau khi Cục Dự trữ Liên bang FED hôm thứ Tư báo hiệu rằng ngân hàng trung ương này có thể không quá linh hoạt như các nhà trader đã dự kiến về việc ​​sẽ giảm lãi suất hơn nữa, sau lần cắt giảm đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Đồng đô la mạnh hơn gây áp lực lên giá cả mọi loại hàng hóa giao dịch.

Nhưng vào chiều thứ Năm, Trump đã thông báo trong một tweet rằng ông dự định thực hiện mức thuế 10% thuế đối với “300 tỷ đô la hàng hóa và sản phẩm còn lại đến từ Trung Quốc vào quốc gia của chúng ta.”

“Nhận thức về sự tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, đặc biệt là thuế quan mới sắp được áp dụng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, làm suy yếu niềm tin trong dầu thô,” ông Marshall Steeves, nhà phân tích thị trường năng lượng tại IHS Markit nói.

West Texas Intermediate giao tháng 9 CLU19, giảm 4,63 USD, tương đương 7,9%, ở mức 53,95 USD/thùng tại Sàn giao dịch New York Mercantile Exchange. Đó là mức giảm phần trăm lớn nhất đối với hợp đồng front-month kể từ ngày 4 tháng 2 năm 2015 và mức chốt thấp nhất kể từ ngày 19 tháng 6 năm nay.

Dầu thô Brent tháng 10 BRNV19, giảm 4,55 đô la, tương đương 7%, ở mức 60,50 đô la một thùng trên ICE Futures Europe, mức đóng phiên thấp nhất cho hợp đồng front-month trong khoảng bảy tuần.

Nhận xét từ Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Tư cho rằng việc cắt giảm lãi suất không phải là khởi đầu của một chu kỳ cắt giảm kéo dài và nhận định đó đã mang lại sự hỗ trợ cho đồng đô la và gây sức ép lên các thị trường chủ yếu giao dịch bằng đồng đô la, bao gồm cả dầu. Đồng đô la, tuy nhiên, đã giảm trong phiên thứ Năm, với Chỉ số đô la Mỹ ICE U.S. Dollar Index DXY, giảm 0,1% khi giá dầu tương lai được chốt.

Tuy nhiên, một báo cáo sản xuất đáng thất vọng đã làm suy yếu ý tưởng về việc tái cân bằng trong các kho dự trữ của Mỹ, và sản lượng dầu thô nội địa Mỹ đã tăng phục hồi trong tuần trước để trở lại gần mức cao kỷ lục hàng tuần mọi thời đại.

Dữ liệu vào chiều tối thứ Năm cho thấy chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Caixin Trung Quốc đã tăng lên 49,9 trong tháng 7, so với 49,4 trong tháng 6, theo Caixin Media Co. và công ty nghiên cứu Markit. Tuy nhiên, con số này vẫn cho thấy sự chậm lại trong hoạt động kinh tế, đây sẽ là yếu tố chính quyết định giá cả hàng hóa vào cuối năm nay.

Tại Mỹ, Viện Quản lý Cung ứng Institute for Supply Management cho biết chỉ số sản xuất của hãng giảm xuống còn 51,2% trong tháng 7. Đó là số liệu thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2016. Dữ liệu riêng biệt hôm thứ Năm cũng cho thấy sự gia tăng hàng tuần trong các đơn xin trợ cấp thất nghiệp và suy giảm trong chi tiêu xây dựng trong tháng 6.

Tuy nhiên, các nguyên nhân cơ bản của thị trường dầu cho thấy giá dầu cao hơn, Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank, cho biết trong một báo cáo.

Cơ quan Thông tin Năng lượng hôm thứ Tư đã báo cáo một đợt giảm thêm 8,5 triệu thùng trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ, ông lưu ý, mặc dù với lời cảnh báo rằng con số này vẫn có thể bị bóp méo do sản xuất gián đoạn liên quan đến bão hồi tháng 7. Sự suy giảm nguồn cung hàng tuần là lần thứ bảy liên tiếp.

Sự sụt giảm tồi kho diễn ra trong bối cảnh Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, hay OPEC, đang kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, với một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy nhóm chỉ sản xuất 29,42 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 7 - mức thấp trong 8 năm.

Dự báo dầu thô sáng ngày 2/8/2019

Về mặt kỹ thuật giá dầu thô WTI đã phải đối mặt với áp giảm cực mạnh mẽ và cuối cùng chịu tổn thất lớn đã thúc đẩy để bẻ gẫy mức 57,33 và test mức điều chỉnh 50% Fibonacci tại 54,47 và có khả năng sẽ đạt được mức giảm dự kiến hơn nữa trong các phiên sắp tới, lưu ý rằng việc xác nhận phá vỡ mức cuối cùng sẽ đẩy giá về phía 51,61 như một mục tiêu chính tiếp theo.

Dầu thô bước vào một tháng giao dịch mới với một cú sốc giảm giá tồi tệ gần 8% cho WTI và 7% cho Brent sau lời đe dọa thuế quan của Trump. Diễn biến giá này đã xác nhận quan điểm của chúng tôi mối quan ngại tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn thống trị trong thị trường ít nhất là trong thời gian tới.

Mặc dù các yếu tố tăng và giảm trong thị trường dầu mỏ vẫn duy trì, giằng co, nhưng có vẻ như tâm lý nghiêng hơn về lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu kém do kinh tế trì trệ.

Giá tăng nhờ tồn kho Mỹ giảm và Fed hạ lãi suất. Căng thẳng Iran cũng có thể cung cấp hỗ trợ cũng như tiến triển tốt trong đàm phám thương mại. Tuy nhiên, giá sẽ một lần nữa giảm xuống khu vực 50-52 đô la nếu Mỹ và Iran có thể đồng ý đàm phán.

Ngoài ra, nhu cầu trì trệ và sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá dầu.

Xangdau.net dự báo giá WTI sẽ vẫn rất khó lường và biến động trong tháng 8, nhưng nhìn chung mốc 60 sẽ lại trở thành ngưỡng kháng cự, phạm vi giá dao động khá lớn 52,50-62,50 trong suốt tháng.