Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 02/08/2018

Bản tin chiều 2/8/18

Giá dầu nhích lên trở lại sau hai ngày sụt giảm bởi các báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng, cùng với một loạt những lo ngại về tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Dầu thô Brent giao tháng 10 tăng 33 cent lên 72,72 USD/thùng, sau khi giảm 2,5% trong ngày 1/8. Dầu thô WTI giao tháng 9 cũng tăng 12 cent lên 67,782 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 3,8 triệu thùng trong tuần trước do nhập khẩu tăng, nhưng dự trữ xăng giảm 2,5 triệu thùng.

Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, kho cảng phân phối WTI kỳ hạn giảm 1,3 triệu thùng.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng đang hỗ trợ thị trường.

Mỹ tin rằng Iran đang chuẩn bị thực hiện một cuộc tập trận lớn ở vùng Vịnh trong những ngày tới, rõ ràng là tăng thời gian thực hiện các cuộc tập trận hàng năm trong bối cảnh căng thẳng với Washington, các quan chức Mỹ nói với Reuters hôm thứ Tư.

Quyết định của Tổng thống Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế và áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Iran đã làm Tehran giận dữ. Các quan chức cấp cao của Iran đã cảnh báo rằng nước này sẽ không dễ dàng chịu thua trước một chiến dịch mới của Mỹ hòng bóp nghẹt xuất khẩu dầu quan trọng của Iran.

Ngoài ra, hôm 31/7/2018, EIA báo cáo sản lượng dầu thô của Mỹ giảm 30.000 thùng/ngày xuống 10,44 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2018.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại của Mỹ và Trung Quốc đã gây sức ép lên giá dầu.

Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách gia tăng áp lực lên Trung Quốc bằng cách áp mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ thay vì 10% như dự tính ban đầu. Trung Quốc cho biết họ sẽ đáp trả nếu Mỹ tiến thêm nữa.

Dự báo

Giá dầu thô đã phải đối mặt với áp lực giảm mạnh, buộc nó phải giao dịch dưới ngưỡng hỗ trợ 68. Do đó, trader sẽ chờ đợi cho đến khi có một tín hiệu rõ ràng hơn cho xu hướng tiếp theo.

Giá đang cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn, các nhà đầu cơ giá lên đang xem mức 70,82 và 72,53 là mục tiêu tiếp theo. Nhưng cũng cần lưu ý là giá cần giữ vững trên 69.5 thì đà tăng mới vững được. Hỗ trợ được nhìn thấy gần 69 và 68.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.

Bản tin sáng ngày 2/8/2018

Giá dầu chốt giảm trong phiên tối thứ Tư, nhưng ra khỏi mức tồi tệ nhất trong phiên, sau khi dữ liệu chính phủ Mỹ cho thấy mức tăng bất ngờ gần 4 triệu thùng trong nguồn cung dầu trong nước, cùng với sản xuất hàng tuần giảm.

Trên sản New York Mercantile Exchange, West Texas Intermediate tháng 9CLU8, giảm 1,10 USD, hay 1.6%, chốt tại mức  67,66 USD/thùng sau khi xuống đến mức thấp nhất trong phiên là 67,31. Brent tháng 10 LCOV8, chuẩn toàn cầu, giảm 1,82 USD tương đương 2,5% còn 72,39 USD/thùng trên sàn ICE London.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 3,803 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 27/7, ngược lại so với dự đoán giảm 2,794 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Số liệu bất ngờ tăng trong nguồn cung dầu thô là do nhập khẩu tăng khoảng 1,352 triệu thùng/ngày và xuất khẩu giảm 1,373 triệu thùng/ngày, theo EIA.

Các kho dự trữ xăng - một trong những sản phẩm được dầu thô được tinh chế thành - giảm 2,536 triệu thùng, cao hơn mức dự kiến giảm là  1,288 triệu thùng, trong khi nguồn cung chưng cất - loại nhiên liệu bao gồm dầu diesel và dầu sưởi - tăng 2,983 triệu thùng , so với kỳ vọng giảm 0,264 triệu thùng.

Số liệu nhiên liệu sản phẩm giảm diễn ra trong khi hoạt động lọc dầu đã tăng lên mức 96,1% công suất trong tuần trước từ mức 93,8% một tuần trước đó, với nguyên liệu đầu vào trung bình khoảng 17,5 triệu thùng/ngày, tăng 195.000 thùng so với tuần trước đó.

Sản lượng sản xuất dầu của Mỹ giảm xuống còn 10,9 triệu thùng/ngày từ mức kỷ lục 11 triệu thùng/ngày được báo cáo trong tuần trước đó. Một số nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm sản lượng là do các nhà sản xuất đang kiềm chế sản xuất vì gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển dầu từ Permian Basin đến thị trường trong bối cảnh thiếu hụt đường ống dẫn.

Giá dầu cũng bị sức ép bởi sản lượng của UAE tăng khoảng 85.000 thùng/ngày trong tháng 7. Trong khi đó, sản lượng của Saudi tăng lên mức cao kỷ lục 10,65 triệu thùng/ngày trong tháng trước, Bloomberg đưa tin.

Dự báo

Dầu thô chuẩn Mỹ chốt giảm trong phiên tối hôm qua sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng do nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm xuống. WTI chốt ở mức 67,66, giảm 1,10 USD, tương đương 1,6%. Mức cao trong phiên là 68,52, mức thấp trong phiên mở rộng xuống đến 67,31.

Giá dầu thô đã phá vỡ mức 68.06 và chốt dưới mức này cho thấy giá sẽ chịu sụt giảm hơn nữa trong giai đoạn sắp tới, lưu ý rằng phá vỡ ngưỡng 67.10 sẽ xác nhận mở rộng xu hướng giảm trong ngắn hạn xuống 65.00, trong khi vượt qua 68.06 sẽ đẩy giá trở lại tình huống biến động trong một phạm vi giữa mức đã đề cập và ngưỡng kháng cự 69.44.

Giá đang cố gắng thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn, các nhà đầu cơ giá lên đang xem mức 70,82 và 72,53 là mục tiêu tiếp theo, tuy nhiên sự xuất hiện của người bán đây gây sức ép không nhỏ lên giá. Do đó giá cần giữ vững trên 69.5 thì đà tăng mới duy trì ổn định. Hỗ trợ được nhìn thấy gần 69 và 68.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, giá tiếp tục chịu sự chi phối của nguyên tắc cung –cầu. Biên độ dao động mạnh trong từng phiên giao dịch. Phạm vi giá biến động từ 67-71 USD.