Bản tin dầu thô sáng ngày 2/6/2021
“Tôi sẽ tin khi nhìn thấy nó”, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdulaziz bin Salman nói với vẻ hoài nghi về dự báo nhu cầu dầu bùng nổ trong những tháng tới.
Cùng với đó, kiến trúc sư trưởng thực tế của OPEC +, người đi cùng với mong muốn tăng thêm sản lượng của nhóm, đã củng cố mức 70 USD/thùng cho dầu thô khi giao dịch bắt đầu cho tháng Sáu.
Tổ chức 13 thành viên của các nước xuất khẩu dầu mỏ và 10 đồng minh không phải là thành viên nhóm, những quốc gia cùng nhau thành lập liên minh OPEC+, đã tổ chức buổi họp hàng tháng về hiệu chỉnh cung-cầu vào thứ Ba.
Liên minh sản xuất dầu vẫn giữ kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng Bảy. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út vẫn tiếp tục khiến cho thị trường phỏng đoán rằng liệu nhóm này có bổ sung thêm nguồn cung vào cuối năm nay để theo kịp đà phục hồi toàn cầu đang tăng nhanh hay không.
"Bức tranh về nhu cầu đã có dấu hiệu cải thiện rõ ràng", Abdulaziz cho biết trong một số bình luận lạc quan nhất của mình kể từ vụ sụp đổ giá năm ngoái, Bloomberg đưa tin. Tuy nhiên, với việc liệu có cần tăng thêm nguồn cung hay không, ông đã nhắc lại lập trường của mình từ đầu tháng 3 - rằng ông muốn nhìn thấy sự hấp thụ nhiều hơn từ khách hàng, thay vì chỉ dự báo.
Dầu thô West Texas Intermediate, chuẩn cho dầu Mỹ, tăng 1,40 USD, tương đương 2,1%, ở mức 67,72 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong 12 tuần là 68,87 USD.
Brent giao dịch tại London, đóng vai trò là chuẩn toàn cầu cho dầu thô, được chốt tăng 62 cent, tương đương 0,9%, ở mức 70,25 USD. Trước đó, dầu Brent đã đạt mức cao nhất trong 12 tuần là 71,32.
Vào tháng 4, OPEC + đã quyết định đưa trở lại 2,1 triệu thùng/ngày nguồn cung vào thị trường từ tháng 5 đến tháng 7 và Ủy ban kỹ thuật chung của nhóm đã dự báo rằng các kho dự trữ sẽ giảm ít nhất 2 triệu thùng/ngày từ tháng 9 đến tháng 12.
Nhưng Abdulaziz có lý do để thận trọng.
Điều đáng chú ý nhất trong OPEC + là khả năng có thể tăng sản lượng của Iran trong những tháng tới khi các cường quốc toàn cầu đàm phán lại hiệp ước hạt nhân với Tehran có thể gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo.
Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Namdar Zanganeh cho biết sản lượng hàng ngày của Iran khoảng 2,5 triệu thùng có thể đạt 6,5 triệu thùng/ngày trong vòng vài tháng. Kể từ những năm 1970, Iran đã không sản xuất quá nhiều dầu trong một năm, với mức đỉnh gần đây của thập kỷ trước không vượt qua 4,0 triệu thùng mỗi ngày.
Trong khi quốc gia vùng Vịnh Ba Tư nổi tiếng với sự can đảm chính trị - công khai miệt thị các biện pháp trừng phạt từ thời Trump đối với xuất khẩu dầu của họ kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng - không ai muốn hoàn toàn không đồng ý với các dự báo về nguồn cung của Iran.
Thứ nhất, Tehran có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Trung Quốc để tái thiết nền kinh tế và một số sự giúp đỡ của Trung Quốc có thể hướng tới việc xây dựng lại ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran khá nhanh chóng. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là đôi bên cùng có lợi vì Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai, luôn tìm kiếm dầu thô nhiều hơn và rẻ hơn.
Các dòng dầu thô bổ sung từ Iran, bất cứ khi nào nó đến, có thể buộc phải cấu hình lại nguồn cung toàn cầu mà cuối cùng có thể khiến giá giảm hơn là tăng - đặc biệt là với các câu hỏi về nhu cầu tăng trở lại sau đợt bùng phát coronavirus mới ở nước tiêu thụ dầu số 3 là Ấn Độ.
“Covid-19 là một kẻ thù dai dẳng và khó đoán, và các đột biến xấu vẫn là một mối đe dọa,” Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo nói, đồng tình với Abdulaziz.
OPEC+ đã dành hơn một năm để cứu giá khỏi mức thấp lịch sử - WTI đạt mức thấp đại dịch là âm 40 USD/thùng - và hiện chỉ đang thận trọng bổ sung vào nguồn cung. Nhưng phương trình đã thay đổi: thị trường đang thâm hụt nguồn cung và giá dầu thô tăng cao đang làm dấy lên lo ngại lạm phát.
Bất chấp xu hướng thận trọng của Abdulaziz, OPEC + có thể bắt đầu cảm thấy áp lực từ bên ngoài để giảm giá khi thâm hụt nguồn cung trở nên rõ ràng từ tháng tới.
Fatih Birol, giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đã nói với Bloomberg Television trước đó vào hôm thứ Ba rằng nếu không có thêm nguồn cung, giá sẽ phải đối mặt với áp lực tăng hơn nữa.
“Một điều rõ ràng,” Birol nói. “Trong trường hợp không thay đổi các chính sách, với sự tăng trưởng mạnh mẽ đến từ Mhy4, Trung Quốc, Châu Âu, chúng ta sẽ thấy khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng gia tăng”.