Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 02/05/2018

Bản tin chiều 2/5/18

Giá dầu tăng nhẹ nhờ được hỗ trợ bởi những quan ngại rằng Mỹ có thể áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Iran, mặc dù nguồn cung đang tăng vọt ở Mỹ.

Dầu thô Brent ở mức 73,2 USD/thùng, tăng 7 cent. Dầu thô WTI tăng 28 cent lên 67,53 USD/thùng.

Xuất khẩu dầu của Iran đạt 2,6 triệu thùng/ngày trong tháng 4, hãng tin tức SHANA của Bộ Dầu khí đưa tin hôm thứ Ba, một kỷ lục kể từ khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ nhập hơn một nửa lượng dầu của Iran.

Mỹ đã tỏ ra hoài nghi về sự chân thành của Iran trong việc thực hiện hạn chế hạt nhân và Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Trump sẽ quyết định vào ngày 12 tháng 5 liệu có nên khôi phục các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tehran hay không, điều này có thể dẫn đến xuất khẩu dầu giảm, khi sản lượng ước tính giảm khoảng 300.000-500.000 thùng.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết có nguy cơ là giá có thể giảm do quá nhiều trader đang đặt cược vào các lệnh trừng phạt mới.

"Nếu căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt hoặc kết quả gián đoạn nguồn cung nhỏ hơn so với hiện tại, chúng ta có thể thấy sự rút lui mạnh trong vị thế nhà đầu tư và sự điều chỉnh giá thậm chí còn nhiều hơn mức 5 đô la khi sự bất ổn vĩ mô kéo dài", ngân hàng Mỹ Citi đã nói trong một lưu ý cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sản lượng dầu của Mỹ đang tăng vọt là yếu tố cản trở đà tăng của giá. Tồn kho dầu thô Mỹ tăng 3,4 triệu thùng, lên 432,575 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 27/3, theo báo cáo của Viện Dầu mỏ Mỹ hôm thứ ba.

Trong một báo cáo gửi khách hàng ngày 1/5, ngân hàng Goldman Sachs nói rằng cho dù giá dầu đã tăng mạnh từ đầu năm, nhưng các nhà đầu tư đang giữ quan điểm thận trọng, bởi không rõ sự tăng giá dầu dựa trên sản lượng giới hạn và căng thẳng địa chính trị có thể duy trì bền vững hay không.

Dự báo

Yếu tố quan trọng duy trì tính biến động ở mức cao cho đến ít nhất là vào 12 tháng 5 chính là liệu chính quyền Trump sẽ khôi phục lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ dưới thời chính quyền Obama sau một thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Các trader đang chờ đợi thông báo của Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran nên mục tiêu thúc đẩy giá lên mức 70 USD/thùng sẽ rất cẩn trọng, nhưng tâm lý chung đến thời điểm này vẫn còn lạc quan nhờ những cắt giảm của OPEC cũng như kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tăng cao do Mỹ chuẩn bị bước vào mùa lái xe du lịch hè. Tuy nhiên, thị trường cần thời gian để củng cố niềm tin của trader cũng như củng cố sức mạnh trước khi bứt phá ngưỡng 70.

Bản tin sáng ngày 2/5/2018

Giá dầu thô WTI giảm mạnh khi các dấu hiệu tăng sản xuất dầu nội địa của Mỹ tập trung vào tốc độ nhanh chóng của sản lượng Mỹ trước khi số liệu nguồn cung cấp dự kiến ​​cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp.

Trên sàn giao dịch New York Mercantile Exchange WTI giao tháng 6 giảm 1,93% xuống còn 67,25 USD/thùng, trong khi trên sàn giao dịch ICE London, Brent giảm 2,09% xuống còn 73,13 USD/thùng.

Tối nay, Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA dự kiến ​​sẽ báo cáo nguồn cung dầu thô tăng 0,739 triệu thùng trong tuần trước.

Dự đoán về nguồn cung dầu thô tăng tuần thứ hai liên tiếp sau khi EIA báo cáo sản lượng dầu của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 10,274 triệu thùng/ngày trong tháng 2.

Sự suy yếu của giá dầu thô diễn ra bất chấp viễn cảnh ngày càng tăng của các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trình bày các dữ liệu vào thứ Hai, tuyên bố đó là bằng chứng về vũ khí hạt nhân bí mật của Iran. Tuy nhiên, dữ liệu này không chứa thông tin mới không được biết  đến các nhà ngoại giao đã tham gia thương lượng về thỏa thuận hạt nhân của Iran vào năm 2015.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải quyết định vào ngày 12 tháng 5 về việc liệu có nên khôi phục các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran hay không.

Nếu Trump rút khỏi  thỏa thuận này, có thể dẫn đến việc áp đặt lại lệnh trừng phạt đơn phương lên Iran, gây áp lực các nước phải cắt giảm lượng dầu thô thu mua từ Iran, làm hạn chế nguồn cung toàn cầu, đẩy giá dầu cao hơn.

Tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng những rủi ro địa chính trị đã có “vai trò khiêm tốn” trong đà tăng giá dầu, và cho là các nguyên tắc cơ bản “mạnh mẽ” và việc cắt giảm liên tục của OPEC như các chất xúc tác quan trọng hơn để hạn chế nguồn cung dư thừa và kéo dài đà tăng giá dầu.

"Thâm hụt thị trường dầu được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ và sự tuân thủ đáng kể của OPEC đối với việc cắt giảm, hai động lực mà chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục trong các quý tới," Goldman Sachs cho biết.

PT Kỹ thuật

Giá dầu thô giảm xuống dưới áp lực giảm mạnh để chọc thủng ngưỡng 67,70 và chốt dưới ngưỡng này, mở đường để bắt đầu sự điều chỉnh giảm trong ngày, nhắm mục tiêu ban đầu là 66,56, lưu ý rằng việc đóng mô hình nến ngày dưới mức 67,70 sẽ củng cố sự tiếp tục của xu hướng giảm trong các phiên sắp tới, trong khi giá chốt trên 67,70 sẽ kích hoạt lại kịch bản xu hướng tăng giá mà mục tiêu tích cực của nó bắt đầu tại 70,00.

Dự báo

Yếu tố quan trọng duy trì tính biến động ở mức cao cho đến ít nhất là vào 12 tháng 5 chính là liệu chính quyền Trump sẽ khôi phục lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ dưới thời chính quyền Obama sau một thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Các trader đang chờ đợi thông báo của Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran nên mục tiêu thúc đẩy giá lên mức 70 USD/thùng sẽ rất cẩn trọng, nhưng tâm lý chung đến thời điểm này vẫn còn lạc quan nhờ những cắt giảm của OPEC cũng như kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tăng cao do Mỹ chuẩn bị bước vào mùa lái xe du lịch hè. Tuy nhiên, thị trường cần thời gian để củng cố niềm tin của trader cũng như cũng cố sức mạnh trước khi bứt phá ngưỡng 70.