Bản tin dầu thô chiều 01/11/2021
Dầu giảm vào sáng thứ Hai trong phiên châu Á, sau khi Trung Quốc mở kho dự trữ xăng và dầu diesel để tăng nguồn cung. Các nhà đầu tư cũng bớt nắm giữ vị thế mua trước thềm cuộc họp của tổ chức OPEC +.
Dầu Brent tương lai giảm 0,06% xuống 83,67 USD và dầu WTI tương lai giảm 0,29% ở mức 83,33 USD.
Cục Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc hôm Chủ nhật cho biết kho dự trữ được giải phóng để tăng nguồn cung ra thị trường và hỗ trợ sự ổn định giá. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
"Các nhà đầu tư đang điều chỉnh vị thế hợp đồng của mình sau tin tức về việc Trung Quốc giải phóng kho dự trữ nhiên liệu và trước thềm cuộc họp OPEC +", Tổng giám đốc nghiên cứu của Nissan (OTC: NSANY) Hiroyuki Kikukawa nói với Reuters.
Hiện nay giới phân tích dự đoán OPEC+ sẽ không thay đổi kế hoạch bổ sung nguồn cung 400.000 thùng mỗi ngày vào tháng 12 năm 2021.
Ông Kikukawa cho biết: “Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn muốn cân bằng vị thế của mình vì có khả năng OPEC + sẽ quyết định tăng sản lượng lớn hơn. Các nhà đầu tư sẽ mua trở lại sau khi OPEC+ thông báo quyết định của mình.
Trong khi đó, hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rome diễn ra vào cuối tuần qua đã kết thúc bằng một thỏa thuận hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách đáng thất vọng. Các nhà đầu tư hiện đang hướng tới hội nghị COP26 ở Glasgow, diễn ra từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11, để đạt được một bước đột phá.
Các nhà đầu tư cũng đang xem xét khả năng các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran với các cường quốc thế giới được khôi phục cuối cùng có thể mở đường cho việc tiếp tục xuất khẩu dầu của Iran. Các cuộc đàm phán với châu Âu có thể bắt đầu lại “vào cuối tháng 11”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm Chủ nhật.
Bản tin dầu thô sáng 01/11/2021
Giá dầu giảm vào sáng thứ Hai sau khi Trung Quốc cho biết nước này đã mở kho dự trữ xăng và dầu diesel để tăng nguồn cung, trong khi các nhà đầu tư giảm bớt vị thế mua trước cuộc họp OPEC+ vào ngày 04/11.
Trung Quốc đã xả kho dự trữ của hai loại nhiên liệu để tăng nguồn cung ra thị trường và hỗ trợ sự ổn định giá cả ở một số khu vực, Cục Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia cho biết hôm Chủ nhật.
Dầu thô Brent giao sau giảm 20 cent, tương đương 0,2% xuống 83,52 USD/thùng, sau khi tăng 6 cent vào thứ Sáu.
Giá dầu thô kỳ hạn WTI cũng giảm 37 cent, tương đương 0,4% xuống 83,20 USD/thùng, đảo ngược mức tăng 76 cent hôm thứ Sáu.
Cả hai chuẩn dầu đều giảm nhẹ vào tuần trước, đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong 8 tuần đối với dầu Brent và lần giảm đầu tiên trong 10 tuần đối với WTI.
Hiroyuki Kikukawa, tổng giám đốc nghiên cứu của Nissan Securities (OTC: NSANY), cho biết: “Các nhà đầu tư đang điều chỉnh vị thế sau tin tức về việc Trung Quốc giải phóng kho dự trữ nhiên liệu và trước thềm cuộc họp OPEC +.
Mọi sự chú ý hiện giờ đều đang đổ dồn vào cuộc họp ngày 04/11 của Tổ chức OPEC+ khi các nhà phân tích dự đoán nhóm sẽ tuần thủ kế hoạch cung cấp thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 12.
Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tuần trước, nhờ quyết định của OPEC+ vẫn duy trì mức tăng sản lượng theo kế hoạch thay vì bổ sung thêm do lo ngại về nguồn cung toàn cầu.
"Tuy nhiên, một số nhà đầu tư muốn quân bình vị thế của họ vì có khả năng OPEC+ sẽ quyết định tăng sản lượng nhiều hơn", Kikukawa nói và cho biết thêm rằng các nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua sau khi xác nhận quyết định của OPEC.
Các nhà quản lý tiền tệ đã cắt giảm vị thế dài hạn trong hợp đồng quyền chọn và tương lai đối với dầu thô của Mỹ trong tuần tính đến ngày 26 tháng 10, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho biết hôm thứ Sáu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Bảy kêu gọi các nước sản xuất năng lượng lớn G20 có công suất dự phòng tăng cường sản xuất để đảm bảo sự phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn như một phần trong nỗ lực nhằm gây áp lực buộc OPEC và các đối tác tăng nguồn cung dầu.
Nhưng công ty tiếp thị dầu mỏ nhà nước của Iraq, SOMO, cho biết hôm thứ Bảy, Iraq nhận thấy rằng không cần phải đưa ra bất kỳ quyết định nào để tăng công suất sản xuất ngoài những gì đã được lên kế hoạch cho các nước OPEC.
Bị thúc đẩy bởi giá dầu tăng, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tháng thứ 15 liên tiếp trong tháng 10, lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020. Cụ thể, trong tuần trước, các công ty năng lượng Mỹ triển khai thêm 2 giàn khoan dầu và khí, nâng tổng số giàn khoan hoạt động lên 544, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết hôm thứ Sáu.
Exxon (NYSE: XOM) và Chevron (NYSE: CVX) đang tìm cách bổ sung các giàn khoan tại lưu vực đá phiến Permian sau khi cắt giảm mạnh đội ngũ và sản lượng trong khu vực này vào năm ngoái, hai công ty cho biết hôm thứ Sáu. Chevron cho biết họ sẽ bổ sung hai giàn khoan và hai đội ngũ hoàn thiện giếng trong quý này.