Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tin vắn ngày 01/07/2020

 

Bản tin dầu thô chiều 01/7/2020

Giá dầu tăng sau khi báo cáo tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, cho thấy nhu cầu đang được cải thiện ngay cả khi dịch coronavirus lan rộng trên toàn thế giới.

Dầu thô Brent tăng 33 cent, tương đương 0,8%, lên 41,60 USD/thùng sau khi giảm hơn 1% vào thứ Ba. Dầu thô Mỹ tăng 42 cent, tương đương 1,1%, ở mức 39,69 USD/thùng, sau khi giảm 1,1% trong phiên trước đó.

Tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến ​​vào tuần trước, trong khi tồn kho chưng cất tăng, dữ liệu do Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) công bố vào cuối ngày thứ Ba cho thấy.

Tồn kho dầu thô giảm 8.2 triệu thùng xuống còn 537 triệu thùng, trái với dự báo của các nhà phân tích với mức giảm là 710.000 thùng.

Stephen Innes, chiến lược gia trưởng thị trường toàn cầu tại AxiCorp, cho biết:

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, mức tăng vẫn có khả năng bị hạn chế, vì thế giới đang tràn ngập dầu sau khi coronavirus khiến nhu cầu nhiên liệu giảm khoảng một phần ba.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​ các nhà phân tích của Reuters cho thấy giá dầu sẽ củng cố ở mức khoảng 40 USD/thùng trong năm nay, với sự phục hồi có khả năng sẽ tăng trong quý IV.

Virus tiếp tục lan rộng khắp thế giới với tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng. Tổng số cao nhiễm hiện nay hơn 10 triệu người với hơn nửa triệu người chết sau khi nhiễm COVID-19.

Ngoài ra giá cũng được hỗ trợ nhờ việc cắt giảm sản lượng sâu từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ vào tháng Sáu.

Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy nhóm 13 thành viên đã sản xuất trung bình 22,62 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 6, giảm 1,92 triệu thùng/ngày so với con số đã được điều chỉnh của tháng Năm.

"Sản lượng giảm có nghĩa là OPEC đã tuân thủ quá mức thỏa thuận vào tháng 6, với mức độ tuân thủ lên tới 107%", theo ING Economics, mặc dù nhấn mạnh rằng việc tuân thủ quá mức là nhờ các cắt giảm bổ sung của Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait.

Những nhà sản xuất này đã đồng ý cắt giảm nhiều hơn trong tháng 6 so với các thành viên OPEC khác.

"Có khả năng mức tuân thủ sẽ giảm trở lại vào tháng 7, trừ khi chúng ta thấy sự cải thiện đáng kể trong việc tuân thủ từ Iraq và Nigeria”, ING nhận xét. 

Bản tin dầu thô sáng ngày 1/7/2020

Giá dầu giảm hôm thứ Ba nhưng điều đó đã không ngăn thị trường kết thúc tháng 6 ở mức gần gấp đôi so với mức chốt ba tháng trước đó, một xu hướng khiến các nhà phân tích bối rối khi nhu cầu phục hồi nhiên liệu từ đại dịch coronavirus đang trì trệ.

“Rất khó để biện minh cho sự tăng giá đáng kể do giá tồn kho cao, sự yếu kém trong lợi nhuận lọc dầu và nỗi sợ hãi trước đợt nhiễm Covid-19 nghiêm trọng thứ hai,” Warren Patterson tại ING Bank cho biết.

West Texas Intermediate được giao dịch tại New York, chuẩn dầu thô tương lai của Mỹ, đã giảm 43 cent, tương đương 1,1%, ở mức 39,27 USD/thùng, tăng lại một chút từ mức giảm 2% trước đó trong phiên mà một số nhà phân tích cho là cần thiết để điều chỉnh mức cao thị trường .

Brent giao dịch tại London, chuẩn toàn cầu, đã giảm 58 cent, tương đương 1,4%, ở mức 41,27 USD lúc 2:47 PM ET (18 giờ 47 phút GMT), phục hồi một phần từ mức đáy phiên là 41,01.

WTI đã tăng 11% trong tháng 6 và tăng 92% trong quý 2. Brent cho thấy mức tăng hàng tháng hơn 9% và tăng hơn 81% trong quý.

Đà tăng của dầu được xây dựng nhờ việc cắt giảm sản lượng mạnh mẽ ở Mỹ và thế giới, trong khi nhu cầu nhiên liệu bị nghi ngờ.

Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm từ mức cao kỷ lục 13,1 triệu thùng mỗi ngày vào giữa tháng 3 xuống mức thấp 10,5 triệu thùng/ngày vào giữa tháng 6, trước khi có sự phục hồi bất ngờ 500.000 thùng hai tuần trước.

Việc cắt giảm sản lượng toàn cầu được điều phối bởi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC do Saudi dẫn đầu và Nga hỗ trợ cũng giúp hình thành một đáy cho giá.

Nhưng các kho dự trữ dầu thô, cũng như hàng tồn kho xăng và dầu diesel cho thấy nhu cầu nhiên liệu, chưa bao giờ giảm xuống mức chứng minh cho mức tăng 300% ở WTI và mức tăng gần 175% của Brent từ mức thấp xảy ra trong những ngày cuối tháng 4.

Thị trường sẽ nhận được một bản cập nhật khác vào thứ Tư từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA về các số liệu này.

Các trường hợp nhiễm mới của Covid-19, trong khi đó, lại hoành hành trên khắp nước Mỹ và các trung tâm kinh tế quan trọng khác trên thế giới - một hiện tượng mà thị trường đã cố gắng hết sức để hạ thấp hoặc bỏ qua.

Mỹ đã báo cáo gần 40.000 ca coronavirus mới hàng ngày trong đợt bùng phát đang diễn ra, và chuyên gia về đại dịch hàng đầu của Mỹ ông Anthony Fauci cho biết hôm thứ Ba rằng  mức này có thể tăng lên 100.000 trường hợp mỗi ngày nếu không có biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp an toàn khác.

Các quan chức y tế khác cho biết con số trên toàn quốc thực sự có thể gấp 10 lần con số chính thức. Những ước tính này được đưa ra khi 2,7 triệu người Mỹ đã bị nhiễm coronavirus, với số người chết lên tới gần 130.000. Một mô hình mới của Đại học Washington cũng dự đoán 200.000 ca tử vong do coronavirus tại Mỹ vào ngày 1 tháng 10.

Bên ngoài Mỹ, Trung Quốc đến Ấn Độ đến New Zealand đều có số ca nhiễm cao hơn gần đây.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tuần trước đã cắt giảm các dự báo tăng trưởng vốn đã ảm đạm cho Mỹ và các nước phát triển khác trong năm 2020, cho biết họ dự kiến ​​nền kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp 4,9% trong năm nay. Đó là thấp hơn nhiều so với mức giảm 3% trong dự báo vào tháng 4.