Bản tin dầu thô chiều ngày 01/04/2020
Giá dầu thô toàn cầu giảm hơn nữa trong phiên thứ Tư ở châu Á, sau mức sụt giảm tháng và quý lớn nhất từ trước đến giờ, do sự gia tăng lớn hơn dự kiến của hàng tồn kho ở Mỹ và sự rạn nứt ngày càng tăng trong nội bộ OPEC nỗi lo cung vượt cầu.
Giá dầu đang ở gần mức thấp nhất kể từ năm 2002 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng coronavirus toàn cầu đã làm suy giảm kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Hợp đồng tương lai thô đã kết thúc quý một giảm gần 70% sau khi thua lỗ kỷ lục trong tháng Ba.
Tính đến 0345 GMT, dầu thô Brent đã giảm 47 cent, tương đương 1,8%, ở mức 25,88 đôla/thùng. Dầu thô WTI đã tăng 12 cent, tương đương 0,6%, ở mức 20,6 đôla/thùng, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng vị thế vào đầu quý mới.
Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 10,5 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa dự báo tăng 4 triệu thùng, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy.
Hiroyuki Kikukawa, giám đốc nghiên cứu của Nissan Securities cho biết: "Tâm lý thị trường vẫn ảm đạm vì không có sự rõ ràng về việc đại dịch sẽ tiếp diễn trong bao lâu."
Gần 800.000 người đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới và hơn 38.800 người đã chết, theo một thống kê của Reuters.
Tâm trạng giảm giá trên thị trường không được cải thiện bởi sự rạn nứt trong nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Saudi và các thành viên khác của OPEC đã không thể đi đến một thỏa thuận vào thứ Ba để gặp nhau vào tháng Tư để thảo luận về tình hình giá trượt giảm.
Harry Tchilinguirian, nhà phân tích của BNP Paribas (PA: BNPP) cho biết: "Rất khó có khả năng OPEC, có hoặc không có Nga hoặc Mỹ, sẽ đồng ý một giải pháp đủ lớn để bù đắp tổn thất nhu cầu dầu mỏ."
Thêm vào áp lực giảm giá, các nguồn tin nói với Reuters rằng các quan chức hàng đầu của Mỹ hiện đã bỏ qua một đề xuất liên minh với Saudi để quản lý thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Chính quyền Trump có kế hoạch cho thuê không gian cho các công ty năng lượng để lưu trữ dầu trong Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Quốc gia, sau khi nỗ lực trước đó để mua hàng triệu thùng cho kho dự trữ khẩn cấp đã bị hủy vì thiếu kinh phí.
Một khảo sát của Reuters với 40 nhà phân tích dự báo Brent sẽ trung bình 38,76 đôla/thùng trong năm 2020, thấp hơn 36% so với dự báo 60,63 đôla trong một cuộc khảo sát tháng 2.
Dự báo dầu thô chiều ngày 01/04/2020
Trọng tâm tiếp tục tập trung vào phía cầu của thị trường, với nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ kéo dài mức giảm kỷ lục trong những tuần tới khi ngày càng nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa phong tỏa.
Giá dầu đã mất 60% giá trị kể từ đầu năm 2020 do sự bùng phát của coronavirus và một cuộc chiến tranh giá cả thị phần gay gắt giữa Saudi và Nga. Với thỏa thuận hiện tại giữa OPEC và các đồng minh không phải là thành viên như Nga sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng Ba, có thể sẽ có nhiều tổn thương hơn đối với dầu mỏ khi các thành viên của OPEC tăng sản xuất.
Tại thời điểm này, mọi thứ đều có thể xảy ra trên thị trường dầu mỏ, với một mục tiêu tiềm năng 15 đôla cho WTI nếu không có gì chuyển biến tốt. Nếu điều kiện kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi trong quý hai và Nga và Saudi Arabia tiếp tục với cuộc chiến giá, mức đó có thể đạt được vào cuối tháng Sáu.
Bên cạnh những hạn chế về lưu trữ, vẫn còn nhiều khó khăn để đặt ra được một sàn dưới giá dầu. Tính biến động sẽ vô cùng cao khi thị trường phản ứng với dòng tin tức, cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cũng nên tiếp tục dự kiến rằng thời gian kéo dài của giá dầu trong phạm vi 20 đôla là có thể với thỉnh thoảng giá sẽ giảm sâu do các hạn chế lưu trữ và hàng tồn kho tăng.
Bản tin dầu thô sáng ngày 01/04/2020
Với chín phần mười nền kinh tế thế giới bị kiểm hãm bởi coronavirus, dầu thô đã ghi nhận quý tồi tệ nhất trong lịch sử khi sự phá hủy nhu cầu từ đại dịch và sự sụp đổ của OPEC đã tạo ra một tình huống cực kỳ khó khăn cho dầu mỏ. Nhưng Nga đang để ngỏ khả năng cho một hiệp ước với các công ty khoan dầu của Mỹ.
Khi giao dịch cho tháng 3 kết thúc, WTI, chuẩn của dầu thô Mỹ, đã giảm 54% trong tháng Ba và 66% trong quý một. Brent, chuẩn toàn cầu đã giảm 48% cho tháng Ba và 61% cho quý này. Trong cả tháng và quý, đó là những khoản lỗ lớn nhất từ trước đến nay đối với WTI và Brent.
Nhưng riêng trong phiên thứ Ba, giá dầu thô của Mỹ đã tăng với hy vọng rằng Kremlin và Washington có thể đạt được thỏa thuận thay cho sự sụp đổ của OPEC, sau cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa hai tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump để thử và ký một hiệp ước sản xuất mới.
WTI giao dịch tại New York đã tăng 39 xu, tương đương 1,9%, ở mức 20,48 đôla/thùng. Nó chạm mức thấp nhất trong 18 năm là 19,27 đôla vào thứ Hai.
Nhưng Brent tháng Năm giao dịch ở London lại trượt giảm nhẹ 2 xu, tương đương 0,09%, còn 22,74 đôla/thùng, hợp đồng front month này hết hạn sau khi chốt phiên.
Hợp đồng front month mới Brent tháng Sáu giảm 7 xu tương đương 0,3% còn 26,35 đôla/thùng cho phiên thứ Ba.
Nhưng các nhà phân tích vẫn hoài nghi về triển vọng Putin đồng ý với một hiệp ước sản xuất mới trong khi Saudi vẫn quyết tâm tăng sản lượng của mình bằng cách tăng 30% lên 12,3 triệu thùng mỗi ngày vào cuối tháng Tư để giành được nhiều thị phần nhất có thể từ cả Nga và các đối thủ cạnh tranh của Mỹ.
“Theo báo cáo, Trump và Putin, trong cuộc gọi, đã đồng ý về tầm quan trọng của sự ổn định trong thị trường năng lượng toàn cầu. Nghe có vẻ hay, nhưng điều đó có nghĩa là gì?” Phil Flynn tại Futures Group ở Chicago nhận xét.
Goldman Sachs (NYSE: GS) đã ước tính rằng nhu cầu dầu thô trong tuần này sẽ giảm 26 triệu thùng mỗi ngày hoặc thấp hơn 25% so với định mức vì 92% nền kinh tế thế giới vẫn bị khóa.
Trong một triển vọng ảm đạm hơn cho nền kinh tế Mỹ, nhà dự báo Phố Wall này đã tính lại dự báo GDP thực tế quý hai của mình thành mức giảm y-o-y 34% so với con số âm trước đó là 24%.
Dự báo dầu thô sáng ngày 01/04/2020
Cuộc điện đàm giữa Trump và Putin cùng với các biện pháp kích thích khổng lồ đang tạo ra hy vọng cho các nhà sản xuất dầu rằng dầu đã đạt đáy. Tuy nhiên nhu cần cải thiện bởi vì các kho chứa sẽ đầy trong tháng Năm nếu không có gì thay đổi.
Trọng tâm tiếp tục tập trung vào phía cầu của thị trường, với nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ kéo dài mức giảm kỷ lục trong những tuần tới khi ngày càng nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa phong tỏa.
Giá dầu đã mất 60% giá trị kể từ đầu năm 2020 do sự bùng phát của coronavirus và một cuộc chiến tranh giá cả thị phần gay gắt giữa Saudi và Nga. Với thỏa thuận hiện tại giữa OPEC và các đồng minh không phải là thành viên như Nga sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng Ba, có thể sẽ có nhiều tổn thương hơn đối với dầu mỏ khi các thành viên của OPEC tăng sản xuất.
Tại thời điểm này, mọi thứ đều có thể xảy ra trên thị trường dầu mỏ, với một mục tiêu tiềm năng 15 đôla cho WTI nếu không có gì chuyển biến tốt. Nếu điều kiện kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi trong quý hai và Nga và Saudi Arabia tiếp tục với cuộc chiến giá, mức đó có thể đạt được vào cuối tháng Sáu.
Bên cạnh những hạn chế về lưu trữ, vẫn còn nhiều khó khăn để đặt ra được một sàn dưới giá dầu. Tính biến động sẽ vô cùng cao khi thị trường phản ứng với dòng tin tức, cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cũng nên tiếp tục dự kiến rằng thời gian kéo dài của giá dầu trong phạm vi 20 đôla là có thể với thỉnh thoảng giá sẽ giảm sâu do các hạn chế lưu trữ và hàng tồn kho tăng.