Tiêu thụ dầu toàn cầu bị trì trệ kể từ giữa năm 2018, khiến giá dầu giảm không thể tránh khỏi bất chấp những nỗ lực giảm sản lượng của Saudi Arabia và đồng minh.
18 nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, mỗi nước sử dụng hơn 1 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ mỗi ngày, chiếm gần 2/3 lượng tiêu thụ của thế giới, vì thế họ là một người đại diện hữu ích cho nhu cầu toàn cầu.
Theo số liệu của Tổ chức sáng kiến số liệu chung JODI tiêu thụ tại 18 quốc gia này tăng chỉ 0,7% trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết các quốc gia này báo cáo số liệu tiêu thụ với độ trễ 2 tháng, số liệu hiện nay đến tháng 5/2019, nhưng báo cáo của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan rất chậm.
Nếu các báo quá muộn bị loại trừ, tiêu thụ tại 15 quốc gia hàng đầu chiếm 45% tiêu thụ của thế giới, giảm 2,2% trong 3 tháng tính tới tháng 5/2019 so với cùng kỳ năm 2018, sụt giảm nhanh nhất kể từ suy thoái năm 2008/09.
Kể từ năm 2006, tăng trưởng tiêu dùng tại 15 quốc gia hàng đầu đã là một chỉ số dẫn dắt đáng tin cậy cho 18 quốc gia hàng đầu và nhu cầu tổng quát hơn.
Tăng trưởng tiêu thụ dầu giảm tốc kể từ quý 2 và quý 3/2018 đã tương ứng chặt chẽ với sự chậm lại trong hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa toàn cầu.
Dựa vào việc tiêu thụ dầu giảm, sự sụt giảm giá mạnh là không tránh khỏi, bất chấp hành động của Saudi Arabia và các đồng minh của họ trong tổ chức OPEC+.
Sự giảm tốc trước đó trong năm 2006/07, 2008/09, 2011/12 và 2014/15 đều đi kèm với giá giảm mạnh để buộc tiêu dùng và sản xuất trở lại cân bằng.
Trong năm 2019, việc hạn chế sản lượng đã ngăn cản giá giảm mạnh hơn nhưng có thể không ngăn cản sự cần thiết giá giảm để giúp mua lại một phần tăng trưởng tiêu dùng bị giảm.
Giá sẽ bắt đầu tăng ổn định nếu và chỉ nếu kinh tế toàn cầu tránh khỏi suy thoái và tăng trưởng tiêu dùng bắt đầu tăng tốc trở lại.
Nguồn tin: vinanet.vn