Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tiêu thụ dầu của Mỹ ổn định nhưng dự trữ tiếp tục tăng

 

Tiêu thụ xăng dầu của Mỹ giảm 1/3 kể từ khi nền kinh tế này bước vào phong tỏa trong tháng 3/2020, nhưng có những dấu hiệu ổn định trong tuần trước, theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Việc phong tỏa gây ra gián đoạn kinh tế lớn nhất kể từ đợt suy thoái thập niên 30 của thế kỷ trước và giám đoạn tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất kể từ khi ngành dầu khí hiện đại ra đời trong năm 1860.

Thách thức hiện nay đối với các nhà sản xuất dầu trong nước, nhà nhập khẩu và nhà máy lọc dầu là điều chỉnh tiêu thụ thấp hơn trong khoảng thời gian dài và sự gia tăng tồn kho phải được kiểm soát trước khi hết chỗ trống.

Tổng khối lượng các sản phẩm xăng dầu cung cấp cho thị trường nội địa đạt trung bình 14,1 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 17/4/2020, theo báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA.

Tổng khối lượng là tương tự như một tuần trước (13,8 triệu thùng/ngày) nhưng giảm khoảng 1/3 so với 4 tuần trước, trước khi phong tỏa bắt đầu (21,5 triệu thùng/ngày).

Đáp lại nhu cầu giảm, các nhà máy lọc dầu của Mỹ cắt giảm xử lý dầu thô xuống 12,5 triệu thùng/ngày trong tuần trước, giảm từ 15,8 triệu thùng/ngày trong 5 tuần trước và 16,5 triệu thùng/ngày trong cùng thời điểm một năm trước.

Nhập khẩu dầu thô của Mỹ giảm xuống chỉ 4,9 triệu thùng/ngày trong tuần trước từ 6,5 triệu thùng/ngày trong 5 tuần trước đó, một trong những đợt sụt giảm nhanh nhất trong thập kỷ qua và đang mức độ thấp nhất kể từ năm 1992.

Nhưng hệ thống lọc dầu vẫn đang vật lộn để tiêu thụ khối lượng lớn dầu thô chưa được xử lý mà đã được tính lũy kể từ khi nền kinh tế này bước vào trạng thái rơi tự do và hạn chế sự gia tăng của nhiên liệu chưa bán được.

Tổng dự trữ dầu thô và sản phẩm, không tính dự trữ dầu mỏ chiến lược tăng 25,5 triệu thùng trong tuần trước và tăng tổng cộng 109 triệu thùng trong 5 tuần qua. Tồn kho tăng trong tuần trước là mức tăng lớn thứ 3 trong kỷ lục từ năm 1990.

Riêng dầu thô, dự trữ tăng 15 triệu thùng trong tuần trước và hiện nay tăng 65 triệu thùng kể từ ngày 13/3, công suất chứa đang được lấp đầy nhanh chóng mặc dù mức ban đầu là thấp.

Trên toàn quốc, công suất chứa dầu thô hiện nay đầy 60%, tăng từ 50% trong 5 tuần trước và 52% so với cùng thời điểm một năm trước.

Tổng hợp các vấn đề, tồn kho của xăng, dầu diesel cũng đang tăng nhanh chóng, bất chấp các nhà máy lọc dầu cắt giảm hoạt động.

Tồn kho xăng đã tăng 22 triệu thùng trong 5 tuần qua và hiện nay cao hơn 37 triệu thùng so với cùng thời điểm năm ngoái.

Dự trữ xăng ở mức kỷ lục 263 triệu thùng, tương đương gần 50 ngày tiêu thụ tại mức đã giảm hiện nay, tăng từ 240 triệu thùng và 25 ngày tiêu thụ 5 tuần trước.

Tồn kho sản phẩm chưng cất cũng tăng 12 triệu thùng so với 5 tuần trước, mặc dù từ một mức thấp ban đầu. Mặc dù vẫn trong phạm vi 10 năm trước, nhưng đang tăng nhanh.

Dầu thô vẫn dư cung nhiều nhất trong thị trường này và sẽ cần tiếp tục giảm cả sản lượng trong nước và nhập khẩu để đảm bảo kho chứa không đầy trong vài tháng tới.

Kho chứa tại Cushing có thể trở nên đầy hoàn toàn trong chưa tới 4 tuần tới nếu tốc độ dòng chảy như gần đây. Nếu kho chứa ở Cushing tiếp tục khó khăn, sàn giao dịch Chicago giao dịch hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ, sẽ cần thực hiện các bước để đảm bảo hợp đồng vẫn sử dụng được.

Thậm chí nếu việc phong tỏa bắt đầu nới lỏng, các nhà máy lọc dầu sẽ phải hạn chế tốc độ xử lý để hấp thụ sản phẩm chưng cất và đặc biệt là xăng dư thừa.

Công suất lọc dầu đã bị hạn chế sẽ trở lại làm xấu tình trạng dư cung dầu thô trong vài tháng tới và đảm bảo giá dầu vẫn bị áp lực giảm.

Sản lượng dầu thô trong nước sẽ phải giảm mạnh, có thể 3 - 5 triệu thùng/ngày để đưa sản lượng phù phợp với tiêu thụ.

Các nhà sản xuất, nhà máy lọc dầu và thương nhân sẵn sàng bắt đầu điều chỉnh, nhưng quy mô sự thay đổi là chưa từng có, và quá trình điều chỉnh có thể kéo dài và gây thiệt hại.

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM